Marta - cầu thủ sáu lần nhận danh hiệu xuất sắc từ FIFA - bước đến World Cup bóng đá nữ năm nay với đôi giày không có logo tài trợ. Cô muốn đấu tranh cho chênh lệch thu nhập và đầu tư giữa bóng đá nam và nữ. Cũng như Marta, nhiều chuyên gia cố gắ🙈ng giải thích vì sao cầu thủ nữ hay nhất thế giới chỉ có thù lao 380.000 USD mỗi năm, bằng 0,3% lương của ngôi sao bóng đá đồng🧸 hương - Neymar.
Mức chênh thù lao giữa bóng đá nam và nữ được tạp chí France Football chỉ ra rõ hơn trong thống kê đầu tháng 6/2019. Tổng mức lương của năm cầu thủ nữ có thù lao cao nhất thế giới rơi vào khoảng 2 triệu USD, chưa bằng một phần mười cầu thꦺủ nam được trả lương cao thứ 𓃲năm - Gareth Bale (45 triệu USD).
Ada Hegerberg - cầu thủ nữ xuất sắc năm 2018 - nhận lương cao nhất, với 450.000 USD mỗi mùa, ít hơn 325 lần so với Lionel Messi. Tính theo tháng, lương của tiền đạo đang khoác áo Lyon là 37.000 USD, còn Messi nhận 12 triệu USD. Thù lao của Hegerberg thậm chí còn thấp hơn mức lương trung bình của các cầu thủ nam thi đấuꦬ ở giải vô địch Brazil (650.000 USD mỗi mùa).
Hegerberg cũng từ chối thi đấu cho Na Uy hai năm qua, vì cho rằng Liên đoàn bóng đá nước này đối xử bất công ౠvới🅷 những cầu thủ nữ trẻ. "Tôi luôn tôn trọng những đồng nghiệp nam và thù lao của họ. Nhưng chênh lệch giữa bóng đá nam và nữ là quá lớn. Chúng ta cần đối xử công bằng, nhất là với những cầu thủ nam và nữ còn trẻ", cô nói.
Lý giải thường thấy cho sự chênh lệch thu nhập giữa bóng đá nam và nữ là lợi nhuận. Cá🃏c trận bóng đá nữ mang lại lợi nhuận thấp hơn nhiều so với bóng đá nam, khiến họ ít được đầu tư hơn các đồng nghiệp nam. Nhưng, các giáo sư kinh tế không chấp nhận lý giải đó, vì nó đi ngược với mối quan hệ cung cầu trong kinh tế. Họ cho rằng cầu thủ nữ sẽ giúp bóng đá nữ phát triển hơn, nếu có thu nhập tương xứng.
"Cầu thủ nữ bị trả lương thấp vì họ thi đấu trong thị🎶 trường có thù lao𓂃 thấp, chứ không phải thị trường trả thù lao thấp vì cầu thủ nữ không mang lại lợi nhuận", giáo sư kinh tế người Brazil Vivian Almeida nói. "Thị trường không thể trả lương cao cho cầu thủ nữ là suy nghĩ thiển cận".
Giáo sư Almeida còn cho rằng phụ nữ không có𝔍 đủ điều kiện để đạt được những thành quả như đàn ông, không chỉ trong thể thao mà còn ở cuộc sống. Người phụ nữ muốn lên tiếng về bất bình đẳng nam giới, cần phải thành công hơn nam giới trước. "Marta cần phải thành công như lúc này mới có thể đấu tranh cho bình đẳng. Cũng giống như nhân vật Fa Mulan trong phim hoạt hình Disney. Cô ấy phải cứu Trung Quốc trước khi đấu tranh bình đẳng giới. Đáng tiếc là ở đâu cũng vậy", giáo sư nhấn mạnh.
40 năm trước, Brazil có một cầu thủ bóng đá nữ nào. Năm 1979, luật cấm phụ nữ đá bóng được dỡ bỏ ở đất nước lớn nhất Nam Mỹ, nhưng dư âm của nó vẫn còn đến hôm n💎ay. Bóng đá nữ không có nền tảng và ꦏsự hưởng ứng từ số đông. "Chúng ta chưa đánh giá được hết tiềm năng của bóng đá nữ. Họ đang trong hành trình xây dựng bản sắc riêng, chứ không đi theo con đường của bóng đá nam", bà Almeida nói thêm.
Marta chào đời năm 1986 ở Dois Riachos - thị trấn chỉ khoảng 10.000 dân nằm ở bang Alagoas (Brazil). Cô là cầu thủ nữ duy nhất trong thị trấn, và luôn phải thi đấu cùng cầu thủ nam. Một ngày nọ, Marta cùng đội Dois Riachos đến thành phố Santana do Ipanema dự giải trẻ của bang. Marta trở thành cầu thủ nổi bật, cho đến khi cô nghe một HLV🍌 đối thủ nói: "Nếu con bé kia vẫn được thi đấu, chúng tôi sẽ bỏ giải". Cuối cùng, Marta buộc phải rời giải trong những giọt nước mắt.
Pha lập công vào lưới Italy hôm 18/6 giúp Marta trở thành cầu thủ ghi nhiềuജ bàn thắng nhất trong lịch sử World Cup (nam và nữ) với 17 bàn, vượt qua Miroslav Klose. Để mừng bàn thắng, chân sút 33 tܫuổi hôn lên chiếc giày chỉ có biểu tượng bình đẳng giới.
Fabio Kadow - giám đốc marketing của Puma - tiết lộ rằng họ bị Marta chấm dứt hợp đồng cuối thá✤ng 7/2018 vì không đạt được thỏa thuận tốt hơn. "CPuma đã đặt mối quan hệ với Marta từ rất lâu, khi bóng đá nữ chưa được chú ý như bây giờ. Chúng tôi 💜đã cùng nhau trải qua nhiều khoảnh khắc thành công của cô ấy. Đó là niềm tự hào với Puma", Kadow nói, nhưng không tiết lộ về giá trị hợp đồng cũ.
Puma và một số hãng đồ thể th𓃲ao khác cũng đang tài trợ cho 79 cầu thủ góp mặt ở World Cup,🐻 trong đó có Hegerberg. Ở Brazil, tám đồng đội của Marta có hợp đồng với Puma gồm: Antonio, Ludmila, Monica, Tamires, Thaisa, Leticia Santos, Barbara và Raquel. Trước thềm World Cup bóng đá nữ, Puma thiết kế đôi giày riêng cho các cầu thủ, với biểu tượng bình đẳng giới.
Nike - nhà tà🔯i trợ lâu năm của đội tuyển nữ Brazil - từ chối bình luận về khả năng ký hợp đồng với Marta. Họ đang tài trợ cho bốn tuyển thủ Brazil: Andressa, Andressinha, Bia và Debinha. Ngoài ra, họ còn có giao kèo với 35 cầu thủ khác đến từ 13 đội bóng.
Mới đây Nike đã mời HLV nữ đầu tiên trong lịch sử Brazil - Emily Lima - dẫn dắt đội bóng phong trào dành ri🦹êng cho phụ nữ, bắt đầu tập luyện từ căn bản. Hãng sản xuất đồ thể thao có trụ sở ở Mỹ cũng xây dựng khu chơi bóng miễn phí cho phụ nữ Brazil.
Vấn đề lớn nhất của bóng đá nữ là doanh thu bản quyền truyền hình, theo tiến sĩ quản lý thể thao Marco Aurelio. Đây là World Cup bóng đá nữ đầu tiên được Brazil mua bản quyền. Thông tin về các trận đấu không đầy đủ và khiến🦹 người hâm mộ khó hiểu thêm về thần tượng. "Tôi không thể xem một cầu thủ n☂ữ Brazil thi đấu ngoài World Cup hiện tại", ông nói.
Tiến sĩ Aurelio đề xuất phổ biến rộng hơn các trận đấu bóng đá nữ, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và các nhà tài trợ. "Chúng ta có thể xây dựng một chương trình bóng đá nữ chiếu hàng tuần, hoặc cách vài tuần. Nếu không chủ động đột phá, bóng đá nữ chẳng thể thay đổi. Các cầu thủ n🐠ữ cũng sẽ không thể có thu nhập cao hơn. Thị trường sẽ không𒉰 tự điều chỉnh theo hướng có lợi cho bóng đá nữ. Chúng ta phải bắt tay hành động", ông nói.
Xuân Bình