Thời gian gần đây, Facebook dính vụ lùm xùm tiết lộ thông tin cá nhân, tôi thấy có một số thông tin nói rằng Mark Zuckerberg mất 10 tỷ đô trong một tuần. Thông tin này, không chỉ dành riêng cho ông chủ Facebook, mà nhiều tỷ phú khác, cả trong và ngoài nước, khiến họ "đưꦏợc" mọi người lo lắng giúp phần tài sản.
Tuy nhiên có một thực tế, ♒dân Mỹ đầy an nhiên, họ chẳng để ý gì lắm về việc mình có nhiều hay ít sau khi đã kiếm đủ tiền để sống. Các hàng quán, trung tâm mua sắm ở Mỹ khá thích cái ngày trước kỳ nhận lư🍨ơng- nói theo kiểu Việt Nam, đó là ngày "giáp hạt".
Thông thường thì đây là cái ngày “hẻo” nhất, “đói” nhất trong tháng, ngược hoàn toàn với ngày mới nhận lương. Khi còn ở Việt Nam, tôi vẫn nhớ, nếu ngày 31 trong tháng mà trùng với 🅷thứ 6 cuối tuần thì các q😼uán nhậu đông khỏi nói- vì mới nhận lương nên phóng tay làm vài chai, bà xã cũng không nhăn.
(Xem thêm: Lương tháng 6,5 triệu đồng và tôiꦛ luôn thấy mệt mꦚỏi)
Song ở Mỹ, tình hình ngược lại, người ta xài nhiều nhất v🌌ào ngày trước khi nhận lương. Cái ngày ấy, kiểm tra tài khoản, còn bao nhiêu rất nhiều người Mỹ sẽ bung ra xài cho hết bấy nhiêu.
Tập tục này có thể so sánh với người dân đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Ở miền Bắc từ lịch sử xa xưa, điều kiện tự𒐪 nhiên khá khắc nghiệt, mưa bão, hạn hán thất thường, nên người dân hình thành một thói quen, làm vụ này phải lo vụ sau, biết đâu “trái gió trở trời”, mất mùa, không biết dành dụm là “đói nhăn răn🎐g”.
Ngược lại, ở đồng bằng Nam Bộ, hầu như chẳng bao giờ biết đến bão lũ, khô hạn, sản vật đầy đồng, đầy kênh, quờ tay là có… Vì vậy người dân c𒁃ũng hình thà🎶nh tập tính, “mần nhiêu ăn nhiêu” (làm ra bao nhiêu, xài liền bấy nhiêu), chẳng phải lo tích trữ, đề phòng.
Tập quán ở Mỹ giờ đây cũng như người Nam bộ trong lịch sử- có là xài, bởi những bất trắc (không phải là không có, nhưng) khá hiếm hoi. “Vây quanh” mỗi công dân Mỹ có rất nhiều khoản để người ta giảm thiểu hầu hết sự lo lắng, từ bảo hiểm, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, cho đến các khoản bảo trợ xã hội. 🌟Đủ để, dù bị tống ra khỏi công ty, thậm chí là khỏi nhà cửa, thì cũng chẳng mấy ai chết.
(Xem thêm: Từ làm thuê lương 1,7 triệu, giờ tôi đã thành sếp )
Đó là nói về người nghèo, hoặc thu nhập thấp, còn những người cỡ Mark Zuckerberg, thực sự, việc mất 10 tỷ hay 100 tỷ đô cũng hoàn toàn không phải là điều bận tâm. Họ kiếm tiền đến một mức đủ sống, là tự khắc họ lao động hoàn toàn vì sự phát triển của cộng đồng. Không một chút khó khăn, để có thể kiếm ra vô vàn ví dụ, các tỷ phú Mỹ chạy một chiếc xe tàng tàng, ở trong ngôi nhà vừa phải, bận những bộ quần áo bình dân, rồi sau đó hiến hầu hết🐻 tài sản cho việc từ thiện.
“Tập tục” này đến từ đâu? Thiết nghĩ cũng chính từ nền giáo dục coi trọng ý thức độc lập - làm đời nào hưởng đời đó, không phải dành dụm cho con cháu. Mỗi cá thể, khi bước vô tuổi 18, hầu hết không ꦛcòn nhận được sự bảo trợ của cha mẹ. Hay nói ở hướng ngược lại, họ không còn bị cha mẹ chi phối.
Dù nhà giàu, nhà nghèo, với lòng tự trọng cao nhất, cá thể ấy🍷 sẵn sàng (hay bắt buộc phải) bước ra đường, tự lo cho bản thân. Điều này đã thành tập tính ăn sâu vào máu. Vì vậy, ai đó có thể sửng sốt khi thấy con gái đương kim tổng thống (lúc đó) Obama đi l🌠àm bồi bàn, coi đó là diễn kịch, nhưng sự thực với nền giáo dục và tập tính Mỹ, chuyện đó rất bình thường, chẳng có gì phải “mắt chữ A, miệng chữ O”.
(Xem thêm: Đi xe hơi chịu khổ vì tư tưởng 'ghét người giàu' )
Xa hơn nữa, ngay từ khi còn ở tuổi bước qua sơ sinh, trẻ em đã được tự lập bằng cách ngủ riêng ở phòng của mình. Làm mọi việc trong khả năng mỗi đứa bé có thể làm được. Nói như vậy, không có nghĩa người lớn bỏ mặc con trẻ - luật pháp cực kỳ gay gắt trong việc bảo trợ trẻ em. Gần đây nhất, tôi vừa đọc tin tức, có một cặp vợ chồng Mỹ (gốc Mexico) ghé tiệm ăn, một đứa con của họ đang khi ngủ li bì trên xe. Không nỡ đánh thức đứa bé dậy, cặp vợ c𒀰hồng này đã hé cửa xe, để đứa bé tiếp tục ngủ và tạt vô một tiệm ăn cách đó vài bước chân. Khi hai vợ chồng đang lo chan chan húp húp, cảnh sát đi ngang, nhìn thấy đứa trẻ ngủ trong xe một mình. Vậy là khỏi năn nỉ, cặp vợ chồng ấy cùng bị truy tố, ra tòa, lãnh án. Ngoài ra, còn vô số phương thức bảo vệ trẻ em khác, có lẽ tôi không phải kể thêm ở đây. Nhưng như đã nói, bảo vệ thì bảo vệ, còn buộc phải tự lập là tự lập, đâu ra đó.
Quay trở lại vấn đề trên, chính vì sự tôn trọng cá nhân, nên cả xã hội vận hành trên quy tắc ấy. Mark, hay Bill Gates, hoặc nhiều tỷ phú khác đâu phải lo chuyện mất đi chục tỷ, hay trăm tỷ sau một đêm, một tuần… Bởi đằ▨ng nào số tiền ấy họ cũng dùng làm từ thiện. Điều đáng tiếc có chăng, đó là có nhiều tiền hơn để cho, hay ít đi một chút.
(Xem thêm: Người nghèo thường thích chê bai người giàu)
Mark đã cam kết sẽ hiến 99% gia sản để làm từ thiện. Và sau khi vấp phải rắc rối, anh ta vẫn lên xin lỗi toàn thế giới - đây có phải là xin lỗi vì nghèo đi vài chục tỷ, xin l☂ỗi vì mất chức? Chắc chắn ai cũng thấy rồi, với một chiếc quần jeans, một cái áo thun, một chiếc xe đời cũ, một người vợ khôn🌱g hề là chân dài, Mark đâu phải xin lỗi để khư khư ôm giữ những điều đó?
Tôi không phủ nhận gì ở đây cả, chỉ kể một câu chuyện, tính ưu việt hay hạn chế của nó là tùy vào sự thẩm định độc lập của cá๊c bạn - vì tính độc lập chính là điều mình đã hướng tới.
* Nguyễn Danh Lam sinh năm 1972. tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TP HCM, từng làm việc tại báo Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng, Mực Tím TP HCM. Anh có nhiều tựa sách đã được in, hiện đang định cư tại Texas, Mỹ.
Chia sẻ ý kiến của bạn tại đây.