Quán cơm chay Huệ Trường nằm trên đường Võ Văn Kiệt, quận 8, TP HCM. Vợ chồng ông Lê Văn Ngà (59 tuổi) khai trương đến nay đã hơn 6 năm. Trước đó, mỗi phần ăn được bán với giá 5 ngàn. Hơn một tuần nay, ông bà dừng hẳn việc buôn bán lại. Mỗi ngày, họ nấu hơn 500 suất cơm chay phát cho người nghèo và cư dân chung cư Carina -ღ nơi xảy ra vụ cháy giữa đêm hơn ba tuần trước.
Trong số 13 người chết ở vụ cháy, gia đình ông Ngà có đến 3 người - con dâu là chị Hà (24 tuổi), cháu nội 3 tuổi (con chị Hà) và em trai 17 tuổi của chị Hà. Trong khi đó, chồng chị Hà - anh Nhân (30 tuổi) - đang điều trị trong bệnh viện do tổn thương não sau vụ cháy. Đau thương, mất mát, có những lúc vợ chồng ông Ngà chỉ muốn gục ngã, nhưng nghĩ đến cậu con trai đang chống chọi để giành lại sự💜 sống, họ tự nhủ mình phải mạnh mẽ để làm bờ vai nâng đỡ anh Nhân.
“Cứ tỉnh dậy là nó hỏi vợ con đâu, sao không vào thăm. Tôi nói dối, đây là ph👍òng cách ly, bác sĩ nói phải hạn chế người đến. Nó nghe rồi tiếp tục bắt bẻ ‘Ba mẹ chụp hình, quay video hai mẹ con cô ấy cho con xem cũng được!’. Tôi chỉ biết𝔉 ậm ừ rồi tránh đi kẻo nước mắt, lời nói của mình làm nó phát hiện ra”, bà Ly, mẹ anh Nhân nói. Họ quyết định dành số tiền tiết kiệm từ xưởng sản xuất cơm cháy chà bông của gia đình làm việc thiện.
“Sau vụ cháy, nhiều cư dân chung cư Car☂ina phải ăn bờ ở bụi. Người nào có điều kiện cũng không thể tự nấu ăn được. Tôi chỉ muốn làm điều gì đó ý nghĩa, giúp vong linh những người đã khuất yên lòng, mong con mình bình an”, đôi mắt trũng sâu vì mất ngủ nhiều ngày, bà Ly nói về quyết định của mình.
Ngày 6/4, họ bắ꧒t đầu công việc. 4 giờ sáng, ông Ngà dậy đi chợ, ch💟ọn thực phẩm tươi ngon mua về. Còn bà Ly, tranh thủ vào bệnh viện thăm con trai.
6 giờ sáng, quán cơm bắt đầu mở cửa. Ngày đầu tiên chỉ có hai ông bà cặm cụi làm. Ông nhặt rau, vo gạo, cắm cơm. Bà chuẩn bị đồ nấu, phân tách từng món một. Cả ngày luôn chân luôn tay, mồ hôi nhễ n✃hại, nhưng mang được những phần cơm đến cho mọi người, họ lại thấy vu🐽i.
Mấy ngày nay, biết được việc làm của vợ chồng họ, những người 🌳bạn đã đến phụ một tay. Bà Ly đứng bếp, những người cò𝐆n lại người lấy cơm, người vào hộp, người mang đi giao… Căn nhà cấp 4 rộn tiếng nói, những pha chọc ghẹo nhau như ẩn ý, như vô tình, giúp xua bớt nỗi đau mất con, cháu của cặp vợ chồng.
“Bà Ly buồn nên🌺 cứ làm việc suốt ngày. Rảnh một tí lại ngồi thất thểu một góc. Rồi lại lấy hình, clip của thằng cháu ra xem, cứ thế cười một mình. Chúng tôi đến đây, phần muốn giúp bà ấy một tay, phần muốn bà ấy có người bầu bạn. Trước khi đến, chúng tôi thống nhất, phải luôn tươi cười, tìm những chuyện vui kể, tránh nhắc lại nỗi đau”, bà Hà, một người bạn của bà Ly tham gia nấu cơm, chia sẻ.
5 giờ chiều, những suất cơm cuối cùng trong ngày cũng chuyển đến tay người cần giúp đỡ. Bà Ly ngồi nghỉ ngơi, rồi tiඣếp tục chuẩn bị đồ cho bữa ăn ngày mai. Trong bệnh viện, sức khỏe của anh Nhân cũng khá hơn một chút. Thế nhưng, điều ông Ngà và vợ lo sợ là làm sao con trai có thể đối diện với sự thật.
Tựa lưng vào vách tôn, mắt nhìn xa xăm, bà Ly ưu tư nói: “Tôi sợ thằng Nhân biết sự thật sẽ sốc không chịu được. Bây giờ nó nằm viện, cả nhà ai cũng giấu. Nhưnꦑg làm sao có thể che kín mãi được”.
Đã hơn 20 ngày con trai nằm viện, bà Ly chỉ dám đến gầ♎n một vài lần. Bà sợ không kiểm soát được những câu nói, mà trả lời câu hỏi của con ú ớ là không xong. Vì thế, bà chỉ dám nhìn con từ xa và ngóng tin từ người thân, dù người mẹ ấy đã chuẩn bị hết các tình huống xấu nhất và đã có cách giải thích cho con trai.
“Người chết đã yên nghỉ. Nhân rồi đây sẽ tỉnh lại. Nhưng nhìn vợ chồng bà Ly vật vã chịu nỗi đau và mất mát, thương lắm. Mỗi lần🍷 bà ấy đi thăm con về là thất thiểu, mặt buồn rười rượu, chẳng thiết tha điều gì cả. Có lúc, bà ấy chỉ muốn chết đi, dành sự sống của mình cho con. Tôi chỉ mong, thằng bé hồi phục sẽ hiểu cho nỗi đau của ch🌠a mẹ. Việc làm từ quán cơm này giúp vợ chồng bà ấy nhẹ nhõm hơn”, bà Hà nói.
Phan Thân