Trước đó cô muốn có làn da trắng đẹp nên lên mạng mua�🌠� loại mặt nạ giá hơn 600.000 đồng về đắp mặt. "Lần đầu đắp không biểu hiện gì, đến lần hai da hơi rát, ngày hôm sau khắp mặt đỏ bừng và sưng dần", cô gái nói.
Bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng Khoa Lâm sàng 1, cho biết bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính꧑. Đặc trưng là phản ứng viêm da dạng chàm tại vị trí tiếp xúc với dị nguꦡyên.
Các bác s♐ĩ cho bệnh nhân điều trị kháng sinh, kháng viêm. Sau một tuần ♏điều trị, ngày 19/5 da bệnh nhân ổn định, mặt hết sưng, đỏ.
Theo bác sĩ Phượng, viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc chất gây dị ứng. Thời gian gây dị ứng không cố định ở từng người, nhiều trường h๊ợp quá 𝄹mẫn cảm có thể xảy ra ngay lần đầu tiếp xúc. Bệnh nhân này đắp lần đầu thấy đẹp, đến lần sau mới có biểu hiện viêm da dị ứng.
Các chất gây dị ứng thường gặp như kim loại, mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, phấn hoa..༒ Mức độ 🅘của phản ứng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng như tác nhân gây dị ứng.
Phản ứng khởi phát ở vị trí tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sau đó lan rộng. Các trường hợp cấp tính có thể làm bùng phát ban đỏ, mụn nước và bóng nước, ngứa. Trư𝕴ờng hợp mạn tính có thể biểu hiện da dày lên kèm các vết rạn và nứt da.
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ cần thận trọng lựa ⛦chọn và sử dụng mỹ phẩm làm đẹp✱. Không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, tin theo các thông tin không chính xác trên mạng xã hội. Khi có biểu hiện bất thường, nên đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để điều trị kịp thời.