Chia sẻ câu chuyện tại đây
Gia đình Hoài Thương (*) mắc Covid-19 chủng Delta lần đầu vào ngày 18/12, đa số gặp triệu chứng tương đồng như sốt, ho, nhức đầu, mất mùi... Tuy nhiên, thời gian khỏi của 5 thành viên không giống nhau: người lớn nhất 70 tuổi xét nghiệm âm tính chỉ sau bốn ngày; ba người khác (từ 32 đến 36 tuổi) khỏe sau 10 ngày, trong khi bé 4 tuổi ba𒉰 tuần sau mới khỏi. Bốn trường hợp không gặp di chứng hậu Covid-19, chỉ riêng Hoài Thương thường xuyên ho, mệt mỏi, hụt hơi và đôi khi mất ngủ.
Hơn 🌳hai tháng sau lần đầu "đánh vật" với nCoV, Hoài Thương đi Hà Nội, Tây Bắc... du lịch với nhóm bạn và bất ngờ nhận kết quả tái nhiễm vào ngày 1/3. Bốn ngày đầu, chị liên tục sốt cao 39,5 độ, ho và cảm giác nhạt vị, không muốn ăn uống gì. Sau thăm khám, bác sĩ xác định chị nhiễm chủng Omicron và yêu cầu chị uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ vẫn không hạ. Trong thời gian cách ly tại nhà, chị tích cực tăng đề kháng bằng thuốc lẫn thực phẩm.
"Lần đầu ♊tôi khỏi sau 10 ngày, nhưng lần hai tình trạng nặng hơn, không ăn uống được nhiều vì bị thêm dời leo ngay miệng", Hoài 💖Thương cho hay.
Cô cũng giảm từ 46 xuống 43 kg ngay tuần đầu và gần 20 ngày sau mới âm tính. Thời gian chữa trị, Hoài🐼 Thương cố uống đủ nước, bổ sung vitamin tổng hợp nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng. Nghe bạn bè mách dùng lê hấp với đường phèn và gừng trị ho, cô cũng làm theo. Hậu Covid-19 lần hai, nữ nhân viên văn phòng khổ sở vì ho nhiều và mất ngủ liên miên.
Hơn một tháng sau khỏi nCoV, chưa hôm nào Hoài Thương ngủ được trước 3h sáng, thậm chí nhiều hôm thức trắng đêm, cả ngườꦗi luôn trong tình trạng mệt mỏi, bơ phờ. Chị ngậm đủ loại kẹo, uống các loại thuốc trị ho nội lẫn ngoại, nói không với nước lạnh và kem... nhưng không thuyên giảm.
"Nhiều hôm đi làm, tôi ngại ngùng vì ho liên tục, dù chỗ ngồi ở góc cuối cùng của văn phòng. Đồng nghiệp đôi lúc nhắc nhở, người tế nhị thì bảo tôi dùng thêm thứ này, thứ khác; người khó chịu rꦕa mặt thì bảo 'làm ở nhà đi, khi nào hết ho hãy lên'. Nhưng ở nhà quá nhiều khiến tôi bức bí, thậm chí đôi lúc nghĩ mình trầm cảm, muốn lên công ty cho khuây khỏa, nhưng như vậy lại như làm phiền mọi người", Hoài Thương kể lại nỗi khó xử.
Thời điểm chia sẻ bài viết với VnExpress, Hoài Thương vẫn trăn trở vì mất ngủ li♏ên miên và hay quên. Nhiều hôm cố lên giường nhắm mắt từ 21h, nhưng cứ trằn trọc suốt đêm, đa số 3h sáng mới chợp mắt và khoảng 7h hơn đ♍ã dậy. Vì thiếu ngủ, tinh thần chị uể oải.
"Tôi đăng ký tập gym trở lại, tăng cường tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn. Tôi cũnꦦg mong khắc phục được tình trạng mất ngủ liên miên và ho để có tinh thần🎃 làm việc, vui chơi", Hoài Thương nói thêm.
BSCK I Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cho biết tình trạng ho dai dẳng và mất ngủ như chị Hoài Thương được gọi là Covid-19 kéo dài (long Covid). Ho là một phản ứng sinh lý của cơ thể khi đứng trước một kích thích bệnh lý. Ho có lợi vì nó giúp loại trừ những vật lạ, dịch gây cản trở đường hô hấp. Tuy nhiên, khi ho hơn 3 tuần mà không khỏi, thậm chí không thuyên giảm dù sử dụng nhiều các loại thuốc thì cần chú ý. Triệu chứng ho ké𝓰o dài này thường do các tổn thương do virus để lại dạng sẹo trong lòng khí quản, phế quản gây 🔯kích thích đường thở.
Vấn đề trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ ♛thì thường do tâm lý lo lắng khi mắc bệnh, lo lắng bị các vấn đề hậu Covid. Ngoài ra, tình trạng tổn thương hệ thần kinh khi nhiễm SARS-COV2 kết hợp nguy cơ vi huyết khối làm giảm dòng máu nuôi dưỡng não cũng như hệ thần kinh khiến bệnh nhân khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí có thể cả đêm không ngủ được chút nào. Một số ý kiến còn cho rằng, tình trạng rối loạn miễn dịch sau khi mắc Covid-19 khiến cơ thể sinh ra các tự kháng thể, tấn công vào chính các mô, các tế bào thần kinh lành của người bệnh.
Với tình trạng ho kéo dài và mất ngủ, người bệnh có thể sử dụng mật ong kết hợp với gừng, t🌼ỏi hoặc chanh, quất và các loại thảo dược an thần. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, hạn chế xem TV và sử dụng điện thoại, tắm nước ấm, mặc quần áo rộng rãi... để tạo cảm giác thoải máiVề thuốc, có thể dùng các thuốc không kê đơn (OTC) nhóm chống dị ứng thế hệ cũ trong thời 5-7 ngày.
Thi Quân
* Tên nhân vật đã thay đổi
Từ ngày 16/12, chuyên trang Tư vấn F0 của VnExpress mở thêm mục Chia sẻ để bệnh nhân hay người nhà F0 có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... Độc giả chia sẻ bài viết hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ tại đây. |