Máy bay E-2C cất cánh t🦩ừ boong tàu USS Carl Vinson khi hoạt động trên biển.
Tàu sân bay USS Carl Vinson cùng hai chiến hạm hộ tống sáng 5/3 đến Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam đến ngày 9/3. Trong dàn phi cơ trên boong tàu có sự xuất hiện của ít nhất hai máy bay E-2C Hawkeye, được ví như "mắt thần" của cả nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, theo Naval Technology.
Tàu Carl Vinson được biên chế 4-6 chiếc E-2C thuộc Phi đoàn cảnh báo sớm trên hạm số 113, đơn vị mang biệt danh Black Eagles (Đại bàng đen). Đây là phiê𓄧n bản đang được sử dụng rộng rãi tron🐼g hải quân Mỹ và sẽ được thay thế bởi mẫu E-2D Advanced Hawkeye trong thời gian tới.
Northrop Grumman E-2 Hawkeye là dòng máy bay cảnh báo sớm (AEW) có khả năng hoạt động trên tàu sân bay và trong mọi điều kiện thời tiết. Nguyên mẫu E-2 được Grumman phát triển𓆏 từ cuối thập niên 1950 cho hải quân Mỹ, nhằm thay thế dòng E-1 Tracer đã trở nên lạc hậu vào thời điểm đó.
E-2 là mẫu máy bay đầu tiên được chế tạo riêng cho nhiệm vụ cảnh báoღ sớm, thay vì hoán cải khung thân phi cơ có sẵn như dòng E-3 Sentry cho không quân Mỹ.
Biến thể E-2C của tàu Carl Vinson được đưa vào biên chế từ năm 1973, mỗi chiếc có giá khoảng 176-180 triệu USD. Máy baꦬy E-2C dài 17,6 m, sải cánh 24,6 m và cao 5,6 m, phần cánh có thể gấp gọn để tiết kiệm diện tích, phù hợp với không gian chật hẹp trên tàu sân bay.
Máy ba🍸y có khối lượng rỗng 18 tấn và khối lượng cất cánh tối đa khoảng 26 tấn. E-2 đạt tốc độ hành trình ⭕475 km/h, tầm bay tối đa 2.700 km và có thể hoạt động liên tục 6 tiếng trên không.
Nhiệm vụ chính của E-2 là nhận dạng, cảnh báo các mối nguy hiểm trên không cho nhóm tác chiến tàu sân bay, sau đó dẫn đường cho các tiêm kích trên hạm như F/A-18 hay F-14 t꧃hực hiện nhiệm vụ đánh chặn. Ngoài ra, các máy bay E-2 cũng có thể chỉ huy và kiểm soát hoạt động không chiến, do thám, dẫn đường cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn và chuyển tiếp thông tin liên lạc.
Độ cao hành trình 7.600 m cho phép mỗi chiếc Hawkeye bao phủ khu vực có bán kính khoảng 300 km, cũng như phát hiện mục tiêu bay sát mặt biển ở ngoài đường chân trời như tiêm kích và tên lửa chống hạm đối phươn⛦g, vốn ngoài khả năng phát hiện của radar trên tàu chiến trongꦍ biên đội.
Tổ lái Hawkeye có 5 người, gồm hai phi công ngồi trong khoa💙ng lái phía trước, sĩ quan kiểm soát thông tin tác chiến, chuyên viên điều khiển không lưu và sĩ quan vận hàng radar ở khoang💧 sau.
Khung thân làm bằng kim loại nhẹ và được gia cố để phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay, trong khi một phần cánh đuôi chế tạo từ vật liệu composite nhằm giảm tín hiệu phản xạ rad෴ar. Càng trước máy bay có thanh kéo để nối với máy phóng của tàu sân bay, còn phía sau lắp móc hãm hình chữ A và đệm đuôi phòng trường hợp va chạm với sàn đáp của hàng không mẫu hạm.
Điểm nổi bật n﷽hất của dòng Hawkeye là đài radar tròn có đường kính 7,3 m phía trên thân, bên t▨rong là tổ hợp radar cảnh giới AN/APS-145 và hệ thống nhận diện địch - ta (IFF) OL-483/AP.
Mỗi hệ thống AN/APS-145 có khả năng꧃ phát hiện 2.000 mục tiêu và bám bắt 40 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách trên 300 km. Hải quân Mỹ cho biết ra൩dar này cũng có khả năng kháng nhiễu địa vật và các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương.
Ngoài hệ thống radar, những chiếc E-2 cũng được trang bị nhiều tổ hợp thông ti☂n vô tuyến và đường truyền dữ liệu, nhằm đơn giản hóa quá trình vận hành, cũng như🦹 kết nối và truyền tham số mục tiêu cho các tiêm kích và phi cơ tác chiến điện tử trong không đoàn tàu sân bay.
Các biến thể Hawkeye liên tục🐼 được chế tạo từ năm 1960, biến nó trở thành dòng phi cơ trên hạm có dây chuyền sản xuất kéo dài nhất lịch sử Mỹ. Grumman tới nay đã sản xuất hơn 210 chiếc E-2 cho hải quân Mỹ và các đồng minh như Ai Cập, Pháp, Israel, Nဣhật🍬 Bản, Mexico, Singapore...
Phiên bản cải tiến Block II xuất hiện năm 1992 với nhiều thay đổi ở động cơ và radar, trong khi bản E-2D mới sản xuất hàng loạt từ năm 2013 để 🌌thay thế dần E-2C trong tương lai, nhằm duy trì những "con mắt thần" cho nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong quá trình hoạt động.
Tử Quỳnh