Thảo không có kinh nguyệt trở lại sau khi phá thai, đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám hồi đầu tháng 4꧂. Bác sĩ Phan Chí Thành chẩn đoán bệnh nhân bị dính buồng tử cung, khó làm mẹ sau này, giải thích chức năng quan trọng nhất của tử cung là phải giãn nở được. Nếu tử cung dính lại với nhau, người phụ nữ không mang thai được hoặc nếu có thai rất dễ sảy hay đẻ non.
Bác sĩ cũng đang điều trị một cô gái 21 tuổi đã nạo phá thai gần 10 lần, tử cung bị hư hại, mỏng, dính, v🃏iêm nhiễm. Để điều trị, bác sĩ theo dõi niêm mạc tử cung đến khi hết 🌃dính, kê đơn thuốc chữa viêm nhiễm.
"Những trường hợp này🧔 rất khó có con tự nhiên, cần theo dõi chức năng buồng trứng, có thể can thiệp thụ tinh nhân tạo (IVF)", ông Thành nói.
Theo báo cáo công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế), số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) chiếm 2,5-3% tổng số phụ nữ mang thai. Mỗi năm thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên ♔tại các cơ sở y tế công lập. Thực tế có thể cao hơn rất nhiều do hơn 40% ca phá thai ở Việt Nam được thực hiện ở cơ sở tư nhân.
Tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên tăng từ 0,4 lên 1%, gấp đôi so với 10 năm trước, theo thông tin công bố tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2023. Trong hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai kỳ tự nguyện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022, có 51 trường hợp tuổi vị thành niên, chiếm hơn 1%. 27 trường hợp trong số này phá thai dưới ba tháng tuổi (53%), còn lại phá thai to trên 12 ꦰtuần. Độ tuổi trung bình người phá thai 15,7; nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất gần 18. Chỉ ba trường hợp vị thành niên (6%) sử dụng biện pháp tránh thai, cho thấy các em thiếu kiến thức tránh thai nghiêm trọng, theo nghiên cứu này.
Trung bình một tháng, bác sĩ Thành tiếp nhận khoảng 150-200 bệnh nh💖ân tuổi vị thành niên đến khám do các bệnh tình dục, nạo phá thai. Nhiều em trong độ tuổi đi học nhưng nạo phá thai nhiều lần, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Bác sĩ Giang Châu Võ, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), nhìn nhận tâm l💞ý trẻ vị thành niên chưa vững vàng, thiếu kiến thức bảo vệ nên khi có thai ngoài ý muốn sẽ dễ hoảng loạn, lo lắng. Một s𓂃ố em giấu bố mẹ đến những cơ sở phá thai không có người đủ chuyên môn cũng như thiết bị, dụng cụ y tế đảm bảo, dẫn đến nhiều biến chứng.
Theo đó, biến chứng phá thaꦬi phụ thuộc vào tuổi thai và phương thức thực hiện. Nhiều trường hợp thiếu hụt kiến thức sinh sản nên không biết có thai lúc nào, hoặc lúng túng không biết cách gꦍiải quyết, đến khi tuổi thai lớn mới quyết định bỏ, gặp nhiều tai biến.
Nạo phá thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh là 7,7%, tương đương khoảng một triệu cặp đôi, trong đó 50% là vợ chồng dưới 30 tuổi. Bên cạnh đó, nạo phá thai có thể gây ra hàng loạt biến chứng khác như sẹo ở tử cung hoặc tử cung bị biến dạng, thậm chí tàn p🎉há hệ thống sinh sản như vòi trứng, cổ tử cung, gây tắc, viêm, dính. Tỷ lệ vô sinh ở nhóm này cao gấp 4 lần so với người không có tiền sử nạo phá thai. Chưa kể hàng loạt biến chứng khác về nhiễm trùng, thường nhất là viêm vùng chậu (PID), rất khó chẩn đoán, là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở người phụ nữ, làm gia tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung.
Trong khi đó, nữ giới dưới 18 tuổi sinh con khi cơ thể phát triển chưa đầy đủ có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống do chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ. Trẻ mang thai ngoài ý muốn thường giấu bố mẹ nên không được chăm sóc sản khoa tốt nhất, không phát hiện bất thường, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé sau này. Mang thai sớm còn dẫn đến dị tật thai nhi, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mẹ có nguy cơ băng huyết, tai biꦆến sản khoa nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo để giảm hệ lụy từ phá thai không an toàn, gia đình và nhà trường giáo dục, hướng dẫn học sinh về sức khỏe sinh sản, có lối sống lành mạnh. Nếu chưa sẵn sàng mang thai, cả hai nên sử dụng phương pháp an toàn🦩 như bao cao su,♍ đặt vòng, uống, tiêm, đặt que cấy, triệt sản, thắt ống dẫn tinh.
Thúy Quỳnh - Mỹ Ý