Phí chuyển nhượng, "lót tay" hay tiền hoa hồng là khoản tiền mà các ông chủ bóng đá Việt Nam pꦿhải trả cho cá nhân cầu thủ sau mỗi cuộc mua, bán. Khoản tiền này xuất hiện ngay từ khi V-League ra đời. Sau Tiger Cup 2002, Minh Phương chuyển từ Cảng Sài Gòn tới Đồng Tâm với giá 500 triệu đồng𓂃. Sau Minh Phương không lâu, Trường Giang từ Tiền Giang tới Bình Dương với giá 1,2 tỷ đồng. Số tiền "lót tay" kỷ lục của Trường Giang đã bị phá rất sâu khi V-League sang tuổi thứ 11.
Tới giờ, người có giá trị chuyển nhượng cao nhất là trung vệ Phước Tứ. Năm 2011, Sài Gòn Xuân Thành🎐 bỏ ra tới 12 tỷ đồng để có sự phục vụ trong ba năm của cầu thủ này. Khác với bóng đá quốc tế, tiền chuyển nhượng mà các CLB phải trả, chui cả vào túi cầu thủ. Mới đây, theo một thống kê của VFF, các CLB được xem là "đại gia" chi tiêu như Bình Dương, Ninh Bình, Hải Phòng... từng chi từ 20-40 tỷ đồng trong một mùa, chỉ để mua cầu thủ.
Giới chuyên môn cho rằng, cầu thủ Việt đã bị "thổi" giá lên quá cao so với giá trị thực. Không khó để tìm ra𒁏 nguyên nhân. V-League và thậm chí hạng Nhất, có thời điểm, được các doanh nhân ồ ạt chọn kinh doanh. Tuyên bố sẽ làm bóng đá một cách "tử tế" hay kinh doanh vì "yêu" nhưng các ông chủ giống nhau ở một điểm, đòi hỏi đội bóng có thành tích ngay lập tức. Cùng với đòi hỏi này là nhu cầu sở hữu những cầu thủ nội tốt. Cầu nhiều, cung ít, cầu thủ nội có chất lượng trở nên khan hiếm. Các ông chủ muốn sở hữu những đôi chân như ý phải đọ nhau bằng tiền. Giới cầu thủ, rất nhanh chóng, đã ý thức được vai trò của mình thời bóng đá kim tiền. Thông qua nhà môi giới, họ bắn tiếng đến đội này đội kia. Và từ khâu trung gian, bằng nghệ thuật thổi giá𝓡, các tay "cò" đã đưa giá cầu thủ Việt "lên trời". 500 triệu đồng, 1,2 tỷ đồng rồi 12 tỷ đồng, đã có lúc tưởng như cầu thủ không có giá trần.
Các ông bầu, chỉ sau một thời gian ngắn nhảy vào bóng đá, hầu hết đều kết luận, đây là địa hạt hầu như chỉ có chi mà không có thu. Và thực tế, V-League 11 tuổi, đã chứng kiếnဣ sự tháo chạy của hàng loạt ông bầu, các doanh nghiệp tên tuổi.
Hòa Phát và mới đây nhất là Navibank Sài Gòn tuyên bố bỏ bóng đá. Hai cái tên này có thể chưa phải là những doanh nghiệp cuối cùng tháo chạy khỏi địa hạt bóng đá. Sài Gòn Xuân Thành, Ninh Bình của bầu Thụy, bầu Trường đang nhăm nhe giải tán đội bóng. Các ông chủ kinh doanh bóng đá đang lao đao. Tình trạng nợ lương ꧒cầu thủ tràn làn. Thị trường chuyển nhượng đóng băng. V-League, hạng Nhất 2013 có nguy cơ hoãn dài hạn.
♒ Ngày 3/11, trong nỗ lực cứu V-League, VPF đã lấy ý kiến các CLB và quyết định cấm các ông chủ trả tiền "lót tay" cho cầu thủ trong mỗi cuộc chuyển nhượng. Thay vì phải trả "lót tay", các ông chủ sẽ chỉ phải trả lương, thưởng cho cầu thủ và trả tiền theo hợp đồng cho CLB chủ quản cũ nếu cầu thủ đó còn ràng buộc.
Các ông bầu ủng hộ tuyệt đối quyết định này. Nhưng việc cấm chi tiền lót tay đã nhận được những ý kiến trái chiều. "Cầu thủ là một nghề đặc biệt, rủi ro rất cao. Vì thế họ xứng đáng được ưu đãi hơn các nghề khác. Bỏ "lót tay" cũng là ý tốt 𝔍nhưng cái gì cũng phải có lộ trình. Đùng một cái họp, quyết, thế là bỏ. Hơi sốc và thiệt thòi cho cầu💝 thủ đấy", HLV Lê Thụy Hải bình luận.
𓆉 Giới cầu thủ thì kêu trời trước quy định mới của VPF. "Cầu thủ phải học việc từ khi hơn 10 tuổi. Học hành bỏ hết. Có người sắp được đá đội một lại chấn thương, bỏ nghề giữa chừng. Lên đội một rồi cũng đâu có ngon, phải đổ mồ hôi và đối diện với chấn thương bất cứ lúc nào. Nói thật, cầu thủ chỉ trông vào khoản tiền "lót tay" khi đến đội bóng mới. Giờ không có, thất vọng lắm. Ngày xưa đá bóng, nếu không đá nữa có khi được biên chế về ngành. Giờ treo giầy, chỉ có ra đường vì làm gì có nghề ngỗng gì", thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng của Ninh Bình nói.
Một vài tuyển thủ đang tập trung cùng tuyển Việt Nam cũng chung suy nghĩ như Mạnh Dũng. Một tuyển thủ còn khá trওẻ, xin giấu tên thậm chí còn nói rằng, nếu mất "lót tay" và lương bị giảm, họ có thể tính đến chuyện giải nghệ đi kiếm nghề khác khi chưa quá muộn.
Ngọc Khánh