Ngày 18/9, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết đây là nạn nhân của các dịch vụ tầm soát ung thư đang được quảng🔴 cáo tràn lan. Hồi 🌟tháng 2, bệnh nhân thực hiện tầm soát như siêu âm, xét nghiệm chỉ điểm ung thư (tumor markers), kết quả bình thường.
Gần đây, người bệnh đi khám, phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Cầm bệnh án trên tay, bệnh nhân sốc, không tin vào kết quả, thậm chí oán trách bác sĩ. "Trường hợp này có thể do tầm soát chưa kỹ, không đầy đủ hoặc không nhận được sự tư vấn đầy đủ từ bác sĩ chuyên khoa ung bướu khiến người bệnh mất 't💞iền oan' và bỏ lỡ thời gian vàng điều trị", bác sĩ nói, cho 𒈔biết tình trạng này không hiếm gặp.
Trường hợp khác, người nhà bệnh nhân ung thư liên hệ bác sĩ Nam để được tư vấn xét nghiệm chỉ điểm tầm soát căn bệnh. Mong muốn của gia đình là loại trừ yếu tố nguy cơ cho cả n🎃hà, tránh tâm lý thấp thỏm, sợ mang bệnh. Người này yêu cầu gói khám "ngon, bổ, rẻ", chỉ cần khám và xét nghiệm một lần. Bác sĩ từ chối, đồng thời khuyên gia đình cần tỉnh táo để 🐽không bị "lạc vào ma trận" những lời quảng cáo thiếu căn cứ khoa học trên mạng.
Theo bác sĩ Nam, tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớmꦐ bệnh ung thư trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Để tầm soát, bác sĩ hỏi bệnh về tiền sử bản thân, gia đình đồng thời thăm khám lâꩲm sàng và làm một số xét nghiệm. Tầm soát ung thư là cần thiết, nhất là khi căn bệnh ngày càng trẻ hóa và phổ biến trong cộng đồng đông.
Cùng với tim mạch, ung thư là bệnh có tỷ lệ mắc nhiều và tử vong cao. Ước tính hơn 300.000 người Việt đang sống chung với bệnh ung thư. Năm 2018 ghi nhận 165.000 bệnh nhân mới, năm 2020 con số này là 182.000, số👍 tử vong 122.690. Ba loại ung thư thường gặp nhất là phổi, gan, dạ dày, đều là bệnh có tỷ lệ tử vong cao.
Lợi dụng điều này, các quảng cáo 🎉phát hiện sớm ung thư chỉ dựa vào một lần xét nghiệm máu đã xuất hiện tràn lan, đánh vào đúng tâm lý hoang mang của người dân. Song, về mặt y khoa, "không có gói nào có thể phát hiện toàn bộ ung thư, đặc biệt là các xét nghiệm chỉ điểm", bác sĩ Nam khẳng định.
Ông Nam giải thích những xét nghiệm này chỉ đóng vai trò bổ trợ cho người đã được chẩn đoán mắc ung thư, do chúng có thể giúp ích trong việc theo dõi diễn tiến bệnh, xem khối u có tái phát hay không. Nhiều trường hợp chỉ số tăng có thể nghi ngờ ung thư, song cũng có thể do bệnh lý 🐟khác. Đặc biệt, một số ung thư như dạ dày, đại tràng lại không khiến các chất chỉ điểm tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng꧑ "an tâm giả tạo", khi một số người có chỉ số bình thường nên đã bỏ qua tầm soát bằng xét nghiệm phân, nội soi khiến bệnh phát hiện muộn.
Cùng quan điểm, bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u trong máu đều không có cơ sở khoa học. Kết quả này chỉ mang tính tham khảo, không đưa kết luận rõ ràng bệnh nhân mắc bệnh. Lý do là xét nghiệm này chỉ áp dụng khi tầm soát trên người có nguy cơ cao hoặc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với ꦚngười đang mắc bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, xét nghiệm tràn lan còn gây tâm lý hoang mang hoặc yên tâm giả tạo cho người dân. Tuy nhiên, t𝓀ình trạng này vẫn tràn lan và được nhiều người ưu tiên lựa chọn do giá thành rẻ, trả kết quả nhanh.
Một số phương pháp khác như siêu âm, CT (chụp cắt lớp vi tính) cũng không kết luận được bệnh nhân mắc ung thư. Việc chụp 𒉰cắt lớp toàn thân nhằm tầm soát thậm chí gây hại sức khỏe, không nên lạm dụng. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và từng loại ung thư, bác sĩ có chỉ định tầm soát khác nhau.
Đặc biệt, sàng lọc ung thư luôn có sai số nhất định. Nguyên nhân có thể do bác𝕴 sĩ thăm khám và tư vấn bệnh không tốt, không c🅺ó kiến thức về sàng lọc ung thư. Máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng có thể sai sót. Do đó, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ đúng chuyên ngành, điều trị nếu mắc bệnh và dự phòng bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc hoặc chỉ định riêng. Phụ nữ từ 40 đến 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú. Từ 55 tuổi nên chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần🧜. Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
Từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên được sàng lọc bằng xét nghiệm 🐼phân để tầm soát ung thư đại tràng, trực tràng và polyp. Từ 76 đến 85 tuổi, bác sĩ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân. Nhóm nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằ𝔉ng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ tuổi sớm để phòng ngừa.
Đối với ung thư cổ tử cung, bạn nên xét nghiệm từ năm 21 tuổiꦫ.𝓰 Từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần năm. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV 5 năm một൲ lần. Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như trong độ tuổi🌊 từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường, đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm.
Thùy An