Thất vọng với chương trình Tàu chiến đấu ven biển (LCS), hải quân Mỹ đang đề xuất mẫu khinh hạm mang tên lửa dẫn đường mới có thiết kế truyền thống, đủ sức thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn các tàu LCS, theo Popular Mechanics.
Chương trình LCS trị giá 67 tỷ USD từng được kỳ vọng tạo ra loại tàu chiến có thể đối phó nhiều mối đe dọa khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra ven biển vớ🅘i chi phí vận hành rẻ hơn tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Tuy nhiên, những tàu chiến có giá tới 362 triệu USD/chiếc này lại trở thành thất bại lớn. Các tàu LCS không thể hoạt động tốt ở vùng biển sâu, dễ bị tin tặc tấn công và mắc hàng loạt lỗi kỹ thuật, khiến ch🌸úng không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hải quân Mỹ.
Hôm 10/7, hải quân Mỹ gửi yêu cầu tới ngành đóng tàu, đặt hàng thiết kế l💟oại khinh hạm tốc độ cao mang tên lửa dẫn đường mang tên mã FFG(X). Những tàu này sẽ☂ thuộc nhóm chiến hạm mặt nước cỡ nhỏ.
Hải quân Mỹ nhấn mạnh dự án FFG(X) sẽ rất khác so với tàu LCS, vốn được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ bằng cách thay đổi các "module nhiệm vụ" như chống hạm, chống ngầm hay tuần tra ven biển. Kể từ khi chiếc LCS đ🐟ầu tiên được biên chế vào năm 2008, các nhà máy mới chỉ hoàn thành 9 trong số 40 tàu theo kế hoạch. Hải quân Mỹ dự kiến sở hữu 52 tàu LCS nhưng đã cắt giảm mạnh số lượng tàu đặt hàng vào năm 2015.
Nếu không có module nhiệm vụ, các tàu LCS có hỏa lực rất yếuꦯ, chỉ được trang bị một pháo 57 mm ở mũi và hai pháo 30 mm phía sau. Trong nhiều năm, hải quân Mỹ đã cam kết tăng cường hỏa lực cho tàu bằng các tên lửa diệt hạm nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Yêu cầu cắt giảm nhân lực khiến thủy thủ đoàn phải gồ꧋ng mình thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Tàu LCS thử nghiệm phóng tên lửa.
LCS cũng là nạn nhân của những thay đổi địa chính trị tron🧸g thế kỷ 21. Hải quân Mỹ muốn loại tàu phục vụ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa biển và đất liền. Tuy nhiên, tình hình thay đổi khiến nhu cầu này trở nên thiếu thực tế. So với hải quân Nga và Trung Quốc, LCS có hỏa lực quá yếu, lại thiếu tên lửa diệt hạm để đối phó các chiến hạm hạng nặng.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, khinh hạm mới sẽ đóng vai trò tai mắt cho hạm đội hải quâ🙈n, sát cánh với lực lượng tác chiến mặt nước và cụm chiến đấu tàu sân bay. FFG(X) sẽ sử dụng radar, hệ thống thủy âm sonar và các biện pháp hỗ trợ điện tử để thu thập thông tin về đ🎃ối phương.
Ngoài ra, tàu sẽ tra✨ng bị các tên 😼lửa diệt hạm uy lực, trong khi có thể tự phòng thủ và bảo vệ nhóm tác chiến nhờ trang bị tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM và tầm xa SM-2. Hải quân Mỹ cũng muốn trang bị một trực thăng để đảm nhận nhiệm vụ săn ngầm cho khinh hạm này.
FFG(X) cũng cần có khả năng thực hiện nhiệm vụ thời bình như cứu trợ nhân đạo, phô diễn sức mạnh và chống cướp biển. Nhờ vậy, loại khinh hạm này ꦕcó thể giải phóng công việc cho các tàu chiến lớ🉐n, giúp chúng tập trung đối phó các mối đe dọa nghiêm trọng hơn.
Hải quân Mỹ yêu cầu khinh hạm FFG(X) được trang bị hỏa lực mạnh hơn tàu L🐈CS để tuần tra vùng biển ngoài khơi Triều Tiên, sẵn sàng bắn hạ tên lửa chống hạm KN-09, cũng như đánh chìm tàu chiến của đố🍃i phương. Đây là nhiệm vụ mà tàu LCS hiện nay khó có thể thực hiện.
Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries đã đưa ra hai thiết kế cho dự án FFG(X), trong đó mẫu FF🐼4923 đáp ứng được nhiều yêu cầu của hải quân Mỹ, được lắp bệ phóng thẳng đứng Mk 41 với 16 ống phóng. Loại tàu này có thể sử dụng tên lửa phòng không tầm trung🐬 RIM-162 ESSM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, phòng không tầm xa SM-2 và chống ngầm VL-ASROC.
Một loạt thiết kế nước ngoài cũng có thể trở thành ứng viên cạnh ꩲtranh trong dự án FFG(X), bao gồm khinh hạm lớp Iver Huitfeldt và tàu yểm trợ lớp Absalon của Đan Mạch, hay khinh hạm lớp Fritjof Nansen của Na Uy. Hải quân Mỹ dự kiến ký hợp đồn🦄g đóng mới một tàu/năm, bắt đầu từ năm 2020.
Duy Sơn