Nhà máy đóng tàu Japan Marine United của Nhật Bản hôm 30/7 hạ thủy chiến hạm JS Maya, chiếc đầu tiên thuộc dự án tàu khu trục đa năng Maya. Hai tàu thuộc lớp Maya được coi là giải pháp để Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đối phó hiệu quả với mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên và duy trì ưu thế răn đe trước Trung Quốc.
Ngay sau đó, Global Times, tờ báo thuộc People's Daily - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - đã lên tiếng chỉ trích rằng tàu khu trục Maya của Nhật "nhằm vào Trung Quốc và đe dọa nhiều quốc gia khác". Giới phân tích cho rằng tàu khu trục mới và chiến lược quốc phòng của Tokyo vẫn chủ yếu nhằm mục đích phòng thủ, nhưng Bắc Kinh có lý do để lo ngại động thái này, theo Business Insider.
Tàu khu trục JS Maya dài 170 m, có lượng giãn nước 8.200 tấn và tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, dự kiến được lắp đầy đủ vũ khí và bàn giao cho JMSDF vào tháng 3/2020. Đây sẽ là tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Nhật Bản, được trang bị phiê✅n bản mới nhất của hệ thống lá chắn Aegis.
Phiên b🎀ản Aegis nâng cấp này được Mỹ phát triển, trang bị hệ thống trao đổi thông tin theo thời gian thực. Trong thiết kế này, một tàu khu trục có thể đóng vai trò tai mắt phát hiện mục tiêu, chiếc còn lại chỉ có nhiệm vụ phóng đạn đánh chặn SM3 theo dữ liệu được chia sẻ. Đây là cải tiến đáng kể ch📖o lá chắn Aegis hiện tại, vốn đòi hỏi cả hai tàu phải bật radar để dẫn bắn tên lửa.
Vũ khí chủ lực của JS Maya sẽ là các quả đạn phòng không tầm xa SM-3 Block IIA với tầm bắn tới 2.500 km, có khả năng đánh chặn ♓những mục tiêu có tốc độ cao như tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 và xuyên lục địa Hwasong-14 được Triều Tiên thử nghiệm hồi năm ngoái.
Phó đô đốc Toshiyuki Ito, một cựu chỉ huy của JMSDF, nhận định sự xuất hiện của JS Maya sẽ giúp Nhật đạt mục đích quan trọng nhưng ít đượ🎐c công khai, đó là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ. Hai tàu lớp Maya sẽ được trang bị Hệ thống Chiến đấu Hiệp đồng (CEC), mạng lưới tác chiến thời gian thực cho phép chiến hạm Nhật Bản chia sẻ dữ liệu radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực với hải quân Mỹ.
Khu trục hạm lớp Maya cũng có thể trang bị tên lửa phòng không SM-6, nổi bật nhờ khả năng đánh chặn nhiều loại tên lửa hành trình có uy lực﷽ lớn của Trung Quốc. Phó đô đốc Ito cho rằng đây là cơ hội để Mỹ và Nhật Bản♋ cải thiện sức mạnh răn đe Trung Quốc.
Trong chính sách quốc phòng của Nhật, tàu JS Maya sẽ được sử dụng trong hoạt động trao đổi quân sự và ngoại giao bằng việc ghé thăm các nước Đông Nam Á và ven bờ Ấn Độ Dương, theo chuyên gia Veerle Nouwens thuộc Viện quân sự Hoàꦉng gia Anh (RUSI)ꦐ.
Để thực hiện các chuyến thăm tới những khu vực này, tàu JS Maya sẽ phải đi qua Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép trên những đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp.
Nouwens cho rằng Mỹ đang nỗ lực duy trì quyền tự do hàng hải và an n♒inh tại Biển Đông bằng các hoạt động tuần tra gần đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây dựng, nhưng hoạt động này chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ đa phương từ các quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực.
Bởi vậy, chuy𓄧ên gia này tin rằng một khi được đưa vào hoạt động, các tàu chiến lớp Maya sẽ tăng cường đáng kể quan hệ hợp tác Mỹ - Nhật trওong xây dựng lá 🎉chắn tên lửa và hoạt động trên Biển Đông, ngăn cản tham vọng giành quyền kiểm soát các vùng biển chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc.
Duy Sơn