Đài truyền ❀hình trung ương Trung Quốc hôm 28/6 công bố hình ảnh các khẩu đội pháo tự hành PCL-181 hồi tháng 1 diễn tập ở vùng Tây Tạng, sát biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Bắc Kinh điều 7.000 binh sĩ diễn tập bắn đạn thật ở Tây Tạng, cách nơi xảy ra ẩu đả với biên phòng Ấn Độ khoảng 1.000 km.
Kể từ khi căng thẳng biên giới Ấn - Trung bùng phát từ hồi tháng 5, Bắc Kinh đã triển khai một loạt khí tài hiện đại tới Tây Tạng, trong đó có những vũ khí được thiết kế chuyên tác chiến ở địa hình núi cao, nhiệt độ th🏅ấp, trong đó có xe tăng hạng nhẹ Type 15 và pháo tự hành PCL-181.
Những tính năng hiện đại, cùng khả năng vận chuyển bằng đường không từ Tây Tạng tới sát biên giới Ấn Độ khꦯiến PCL-181 được coi là một trong những vũ khí có thể được Trung Quốc ưu tiên sử dụng nếu căng thẳng biên giới với Ấn Độ leo thang thành xung đột quân sự.
Pháo tự hành PCL-181 được ra mắt trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10/2019. Chiến khu miền Đông phụ trách khu vực sát biên giới Ấn Độ đã biên ༺chế ít nhất 18 hệ thống PCL-181 cho một lữ đoàn trực thuộc.
Hệ thống PCL-181 đặt trên khung gầm bánh lốp, có khoang chứa 30 viên đạn cỡ 155 mm và đạt tổng khối lượng 25 tấn, nằm gọn trong khoang vận tải cơ Y-💛9. Nó được đánh giá là nhẹ, linh hoạt và có tầm hoạt động lớn hơn các pháo tự hành trước đó của Trung Quố🌃c, vốn được lắp trên khung gầm bánh xích và nặng trên 40 tấn. Khối lượng nhẹ mang lại ưu thế cho PCL-181 khi tác chiến ở vùng núi và cao nguyên, nơi không khí loãng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của nhiều khí tài.
Khoang lái đủ lớn để chứa toàn bộ 6 thành viên khẩu đội, được lắp kính chống đạn nhằm tăng khả năng sống sót cho binh sĩ. Xe đượꦡc trang bị bảng điều khiển kỹ thuật số cho phép kíp pháo triển khai chiến đấu và hiệu chỉnh pháo tự động mà không cần rời buồng điều khiển, trong khi quy trình nạp đạn vẫn là bán tự động. Hệ thống điều khiển số hóa giúp rút ngắn đáng kể thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu.
"Các vũ khí như PCL-181 rất hữu dụng ở miền núi, bởi quỹ đạo parabol giúp đạn pháo 🀅có thể vượt qua đỉnh núi cao để đánh trúng mục tiêu ở sườn bên kia. Điều này không thể thực hiện đ🅷ược với những phát bắn thẳng của xe tăng", một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định.
Chuyên g🌌ia quân sự Mỹ Kris Osborn đánh giá việc biên chế pháo tự hành PCL-181 cho𒅌 thấy Trung Quốc ngày càng coi trọng hoạt động tác chiến viễn chinh, trong đó đề cao sự linh hoạt và khả năng triển khai nhanh.
Pháo PCL-181 có khả năng cơ động cao và t♐riển khai nhanh để hỗ trợ những chiến dịch tại miền núi. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều điểm yếu chưa được khắc phục, dẫn đến nguy cơ bị vô hiệu hóa nhanh chóng khi chiến tranh nổ 🦋ra.
Khung gầm bánh lốp có khả năng phòng vệ và cơ động trên địa hình xấu kém hơn nhiều so với khung gầm bánh xích của nhiều hệ thống pháo tự hành như Msta-S Nga hay M109 Palad🍸in Mỹ. Điều đó sẽ giảm khả năng trợ chiến cho c🌱ác đơn vị bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp, nhất là khi họ phải tham chiến ở những vùng có cơ sở hạ tầng giao thông kém hoặc đồi núi dốc đứng hiểm trở.
Trung Quốc dường như đang tính đến phương án sử dụng vận tải cơ Y-20 để đưa pháo tự hành vào chiến trường. Mỗi chiếc Y-20 có thể chở hai pháo PCL-181, hoặc một pháo PCL-181 và một xe tăng hạng nhẹ Type-15, bộ đôi mang lại hỏa lực đáng kể ch🎀o ♕binh sĩ ở tiền tuyến.
Trong chiến lược hiện đại hóa quân đội Mỹ, pháo tự hành M109 được thiết kế chuyên tác chiến viễn chinh, dùng để yểm trợ các lữ đoàn thiết giáp khi cơ động và cần được bảo vệ trước hỏa lực dữ dội của đối phương. Pháo M109 có thể bắn yểm trợ hoặc chế áp hỏa lực cho bộ binh tiến công từ vị trí an toàn, trong khi pháo kéo M777 có thể được trực thăng chở đến nhữ൩ng khu vực ngoài khả năng hoạt động của khung gầm bánh lốp và bánh xích.
"Những yếu tố trên cho thấy các pháo cỡ nòng 155 mm của Mỹ vẫn có ưu thế nhất định so với PCL-181 Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ chế nạp đạn bán tự động, công nghệ bắn nhanh, điều khiển hỏa lực kỹ thuật số cùng khả năng cơ động cao của PCL-181 vẫn là mối đe dọa đáng gờm mà quân đội Ấn 𒆙Độ có thể phải đối phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh", chuyên gia Osborn nhận xét.
Duy Sơn (Theo National Interest)