Tàu ngầm KRI Nanggala của Indonesia chở 53 người mất tích từ sáng sớm 21/4 kh🔜i đang diễn tập ngoài khơi đảo Bali. Hải quân Indonesia cho biết có khả năng một vụ mất điện toàn tàu đã xảy ra khi lặn, khiến tàu ngầm mất điều khiển và thủy thủ đoàn không thể triển khai quy trình nổi lên khẩn cấp.
Con tàu dường như đã chìm xuống độ sâu khoảng 600-700 m, trong khi nó chỉ được thiết kế để hoạt động ở độ sâu 250-500 m, khiến nhiề🐷🐼u chuyên gia quân sự nhận định KRI Nanggala đã bị ép nát trong lòng biển.
Hải quân Indonesia hiện sở hữu 5 tàu ngầm tấn công diesel - điện, gồm KRI Cakra và KRI Nanggala do Đức chế tạo, cùng ba chiếc l🐠ớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất. Cả 5 tàu đều là những biến th🐟ể của lớp Type 209, loại tàu ngầm được Đức thiết kế từ cuối thập niên 1960 dành riêng cho xuất khẩu và đang có mặt trong biên chế của hải quân 13 quốc gia.
Quá trình phát triển lớp Type 209 được Đ💝ức khởi động trong bối cảnh nhiều nước tìm kiếm giải pháp thay thế các tàu ngầm lạc hậu từ thời Thế chiến II. Vào thời điểm đó, có rất ít thiết kế tàu ngầm phương Tây được dành cho xuất khẩu, bởi các tàu ngầm của Mỹ và NATO đều có kích thước lớn, đắt đỏ, phức tạp, khó vận hành và chuyên làm nhiệm vụ theo học thuyết đối đầu với Liên Xô.
Type 209 được phát triển từ dòng Type 206 trước đó với nhiều trang bị hiện đại hơn, được coi là mẫu tàu ngầm "con nhà nghèo" kết hợp giữa kích thước nhỏ, hiệ💖u năng hoạt động cao, dễ sử dụng, phù hợp với các nước nhỏ và có ngân sách quốc phòng eo ﷽hẹp.
Để tiết kiệm chi phí, tàu ứng dụng thiết kế một lớp vỏ. Mỗi chiếc Type 209 được trang bị 4 động cơ diesel MTU và 4 máy phát AEG để nạp ắc quy khi nổi hoặc di chuyển sát mặt biển. 4 cụm ắc quy nằm trước và sau khoang chỉ huy, chiếm 25% lượng ♐giãn nước toàn tàu, cung cấp năng lượng cho động cơ đi﷽ện AEG kết nối với chân vịt 5 hoặc 7 cánh.
Tàu ngầm Type 209 có thể đạt tốc độ 21 km/h khi nổi hoặc 42 km/h khi lặn. Tầm hoạt động tối đa là 20.000 km khi nổi hoặc 15.000 km khi lặn có ống thở. Tàu có thể di chuyển 740 km với tốc độ 7 km/h khi lặn hoàn toàn dư꧋ới biển, không sử dụng ống thở. Dự trữ hành trình của Type 209 là khoảng 50 ngày và độ sâu tối đa mà vỏ tàu chịu được là khoảng 500 m.
5 phiên bản được Đức phát triển gồm Type 209/1100, Type 209/1200, Type 209/1300, Type 209/1400 và Type 209/1500, phân biệt bởi lượng giãn nước toàn tải khi lặn và trang bị đi kèm.🧔 Tổng cộng 61 tàu đã được sản xuất và xuất khẩu, khiến chúng được mệnh danh là "mẫu tàu ngầm phi hạt nhân đắt khách nhất của phương Tây".
KRI Nanggala là một trong hai tàu thuộc lớp Cakra, được chế tạo dựa trên biến thể Type 209/1300. Chi phí Indonesia bỏ ra để mua tàu ngầm 💜này không được tiết lộ, nhưng mẫu tàu ngầm Type 209 biến thể 209/1400 được cho là có mức giá 285 triệu USD năm 2006.
Tàu dài 60 m, rộng 6,2 m, có lượng giãn nước 1.390 tấn khi lặn và thủy thủ đoàn 33 người꧙. KRI Nanggala được khởi đóng ngày 25/10/1977, hạ thủy ngày 10/9/1980 và đưa vào biên chế hải quân Indonesia ngày 18/3/1981.
Tàu có 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và ♋mang được tối đa 14 quả đạn đa dụng SUT, có khả năng diệt cả mục tiêu tàu mặt nước và𝄹 tàu ngầm đối phương.
Hai tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia trải qua đợt đại tu lớn ở Đức trong giai đoạn 1986-1989, nhưng chi phí bảo dưỡng quá cao k꧃hiến Jarkata từ bỏ ý định mua thêm hai tàu Type 209. Các đợt đại tu sau đ𝄹ó được tiến hành ở Indonesia vào cuối thập niên 1990.
Chiếc Nanggala tiếp tục trải q🎀ua đợt sửa chữa, nâng cấp ở Hàn Quốc trong giai đoạn trong giai đoạn 2010-2012 nhằm thay thế ắc quy và động cơ, cũng như trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) thụ động và quản lý chiến đấu hiện đại hơn. Con tàu sau đó trở lại biên chế và hoạt động đến khi mất tích, sau hơn 40 năm phục vụ trong hải quân Indonesia.
Vũ Anh (Theo AFP)