Triển lãm hàng không Chu Hải năm nay đánh dấu màn ra mắt của J-35A, mẫu tiêm kích tàng hình t🐽hứ hai của Trung Quốc sau dòng J-20.
J-35 được phát triển từ nguyên mẫu FC-31 của Công ty Máy bay Thẩm Dương, chi nhánh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC). Nó có kích thước nhỏ hơn J-20, nhưng được ứng dụng những công nghệ tàng hình và hệ thống điện tử hànꦫg không tiên tiến nhất của Bắc Kinh hiện nay.
Giới chức Trung Quốc từng bày tỏ kỳ vọng dòng J-35 khô༺ng chỉ là đối thủ cạnh tranh, mà còn có thể vượt mặ𝄹t chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.
Giới chuyên gia🌌 quân sự phương Tây nhận định J-35A có nhiều nét giống tiêm kích F-35 Mỹ.
Một trong những điểm tương đồng dễ thấy nhất giữa J-35A và F-35 là hình dáng chung, với thiết kế cánh liền thân và hai cửa hút khí nằm dọc sườn phía sau buồng lái. Cả hai đều có vỏ ngoài trơn láng và hình dạng góc cạnh, giúꦗp giảm💯 diện tích phản xạ radar và hạn chế nguy cơ bị đối phương phát hiện.
Cánh đuôi đứng ❀của chúng đều tạo thành cấu trúc hình chữ V, tăng đáng kể khả năng tàng hình so với thiết kế cánh đuôi đứng song song của tiêm kích thế hệ 4. Dù vậy, vẫn có một số khác biệt nhỏ trong bộ phận n𝄹ày. Cánh đuôi đứng của J-35A rộng hơn và đặt ở góc khác so với F-35, dường như nhằm đáp ứng các yêu cầu riêng của Trung Quốc về khí động học.
Buồng lái của hai phi cơ có thiết kế tương tự nhau ♋với nắp kính đơn khối dạng vỏ sò, giúp phi công có tầm quan sát rộng và ít vướng vật cản, cải thiện khả năng nắm bắt tình huốꦬng xung quanh trong các hoạt động tác chiến.
Điểm khác biệt lớn nhất là J-35A trang b𝓰ị hai ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚđộng cơ tua-bin phản lực cánh quạt, còn F-35 chỉ có một.
Phiên bản sản xuất hàng loạt của J-35 dường như sẽ dùng động cơ nội địa WS-13. Theo trang tin Global Security, phần lớn thiết kế và linh kiện của WS-13 được lấy từ động cơ RD-93 của Nga, nhà sản xuất Trung Q𝓰uốc chỉ áp dụng một số chỉnh sửa nhỏ.
Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters 🧔cho rằng tiêm kích J-35 có khả năng được lắp động cơ WS-19 với hiệu suất cao hơn 10% so với WS-13. Hai mẫu độꦆng cơ có kích thước và hình dáng tương đồng, nhưng WS-19 là thiết kế hoàn toàn mới và ứng dụng nhiều công nghệ từ dòng WS-15 của tiêm kích tàng hình J-20.
Phiên bản J-35A của không quân Trung Quốc có hình dáng thon gọn hơn, do được tối ưu cho hoạt động cất hạ cánh 🌳trên đường băng thông thường. Trong khi đó, dòng F-35 phải dùng chung thiết kế cho ba phiên bản với những yêu cầu khác biệt hoàn toàn, như bổ sung hệ thống quạt thẳng đứng cho phiên bản F-35B, khiến cấu trúc khung thân mở rộng đáng kể.
Trung Quốc chưa công bố thông số kỹ thuật của J-35A, song giới chuyên gia nhận định mẫu phi cơ này có thể đạt tốc độ tối đa 2.470 km/h, nhanh hơn so với mức 1.975 km/h của F-35A. "Lợi thế này giúp J-35A chiếm ưu thế trong một số tình huống chiến đấu nhất định, đặc biệt là đánh chặn mục tiêu tốc độ cao", cây bút Boyko Nikolov của trang quân sự Bulgarian Military nêu quan điểm.
Tầm bay của J-35A và F-35A cũng tương đồng nhau. Nguyên mẫu FC-31 V2 của J-35A mang được 7,2 tấn dầu và có bán kính chiến đấu 1.200 km, trong khi F-35A 💃có khả năng chứa tối đa 8,2 tấn dầu và đạt bán kính chiến đấu 1.000-1.400 km tùy nhiệm vụ.
J-35A được cho là có thể mang được 2 tấn vũ khí ở khoang giấu trong thân và tổng khối lượng vũ khí khoảng 8 tấn nếu dùng giá tr🍎eo bên ngoài. Con số này với F-35A lần lượt là 2,6 và 8,2 tấn.
Nikolov cho rằng cả hai dòng máy bay Trung Quốc và Mỹ đều có thiết kế tập trung vào năng lực tàng hình, tính cơ động và cảm biến hiện đại, nhưng đi theo những hướng phát triển khác nhau để đáp ứng ưu tiên về học thuyết sử dụng và công nghệ của từnౠg nước.
"J-35A được thiết kế để hoạt động trong khu vực, chú trọng vào tốc độ và khả năng cơ động, trong khi F-35 tập trung nhiều hơn vào khả năng tác chiến vi🐭ễn chinh và hiệp đồng giữa quân đội của nhiều quốc gia đồng minh", chuyên gia này cho hay.
Phát ngôn viên không quân Trung Quốc Xie Peng cho biết tiêm kích tàng hình J-35A và J-20 đều có "màn xuất hiện ấn tượng" tại triển lãm Chu Hải năm nay, thêm rằng J-35A sẽ gia nhập hàng ngũ tဣiêm kích chủ lực của không quân Trung Quốc, bên cạnh dòng J-20, J-16 và J-10C.
Phạm Giang (Theo Bulgarian Military, First Post, War Zone)