Nhu cầu thông dụng nhất của người chụp ảnh là ảnh chụp xong có thể rửa để lưu lại. Kích cỡ ảnh rửa phổ biến nhất hiện nay là 10x15 cm. Với kích cỡ này để có một ảnh chất lượng (về lý thuyết ảnh đ📖ạt chất lượng tốt khi có độ phân giải từ 300 dpi - dot per inch trở lên) bạn cần tối thiểu ảnh cỡ 1.600x1.200 pixel (tức là khoảng 2 triệu điểm ảnh). Nếu bạn muốn phóng ảnh cỡ 13x18 thì độ phân giải phải là 3 triệu điểm. Nhưng ngày nay, không nói tới những máy in gia đình tiên tiến, sự thông dụng và giá cả hợp lý của dịch vụ in tráng ảnh số cùng với các phần mềm xử lý ảnh cao cấp thì độ phân giải thực tế chỉ cần tới 150 dpi nếu bạn chỉ có nhu cầu in phóng ảnh kích cỡ thông thường (10x15 cm).
Với độ phân giải này, để phóng một ảnh 10x15 cm bạn chỉ cần tối thiểu 800.000 điểm ảnh (tương đương 1.024x768 pixel), ảnh 13x18 cm cũng chỉ cần khoảng 1 triệu điểm ảnh. Trừ khi bạn thường xuyên phóng ảnh kích cỡ to, 20x30 cm chẳng hạn, nếu không đối với những bức ảnh chụp đúng kỹ thuật, bạn khó có thể nhận biết sự khác nhau giữa hai ảnh 10x15 ha🉐y 13x18 ở 150 dpi và 300 dpi nếu bạn không nhìn thật sát và thật kỹ.
Một vấn đề khác nữa, đó là tốc độ xử lý của máy ảnh càng chậm khi bạn càng để ảnh độ phân giải cao và tỷ lệ nén thấp (hoặc không nén). Nghĩa là nếu bạn để độ phân giải ở chế độ tối đa, thêm vào đó không nén hoặc nén rất ít, bạn có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ giữa hai lần chụp ảnh chậm rõ rệt (do file ảnh quá to và chiếm quá nhiều bộ nhớ trong quá trình xử lý hình ảnh). File ảnh to dẫn đến không gian lưu trữ của card nhớ (phổ biến hiện nay là 128 MB) chỉ có thể lưu được vài chục bức tꦡhay vì cả trăm bức nếu để ảnh ở độ phân giải nhỏ hơn. Nhất là nếu bạn không hay phóng ảnh cỡ lớn thì để cho cân đối chất lượng bức ảnh, tốc độ chụp ảnh và dung lượng card nhớ, bạn sẽ thường xuyên sử dụng ảnh ở độ phân giải thấp hơn (hạ xuống 3-4 triệu điểm) với độ nén cao hơn, như vậy số triệu điểm ảnh từ 5-6 triệu điểm sẽ trở nên lãng phí vì ít khi được dùng đến.
Để chọn cho mình được một máy ảnh hợp nhu cầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rộng hơn một số thông số kỹ thuật của máy ảnh. Độ phân giải được tính bằng điểm ảnh dựa trên một lý thuyết căn bản: ảnh là một tập hợp điểm. Để hiểu điểm ảnh, bạn hãy tưởng tượng một tấm ảnh của bạn được chia thành nhiều ô vuông nhỏ như bàn cờ, như vậy mỗi một ô vuông sẽ là một điểm ảnh. Bàn cờ có 64 ô, vì vậy bạn có thể nhìn rõ từng ô một, nhưng nếu tưởng tượng bàn cờ có 128, 256 rồi tới 1 triệu ô, lúc này bạn sẽಞ không nhìn thấy từng ô riêng biệt nữa mà chỉ nhìn thấy 1 hình ảnh màu xám. Nếu nhìn rất gần, bạn có thể phân biệt được những ô nhỏ li ti trắng đen nằm xen kẽ nhau. Nhưng nếu thay vì 1 triệu ô bay giờ chia thành 2 triệu, 3 triệu ô hay nhiều hơn thế, bạn sẽ không còn phân biệt được bức tranh đó là tập hợp của các điểm trắng đen.
Độ phân giải của máy ảnh số chính là số lượng điểm ảnh có khả năng bắt sáng (pixel) trên bề mặt chip cảm quang 🦋(CCD hay CMOS). Máy ảnh có độ phân giải 3 triệu điểm ảnh có nghĩa là chip tối thiểu phải có 3 triệu pixel (không kể những pixel không có tác dụng bắt sáng mà làm các công việc phụ trợ khác). Càng ngày với công nghệ càng phát triển, cùng một con chip nếu ngày xưa chỉ có 2-3 triệu pixel thì nay con chip này có thể nhồi nhét tới 4-5 triệu pi꧟xel.
Nhiều điểm anh trên cung môt diên tich về mặt lý thuyết co thê lam cho anh mịn màng hơn (đỡ bị rạn hơn) nhưng cung đông thơi tăng nguy cơ lam💖 cho anh bi hat hơn. Một chip cảm quang có 1 triệu điểm ảnh to, khi lộ sáng mặc dù thời gian ngắn nhưng các pixel này đủ thời gian để thu được đầy đủ thông tin của một hình ảnh với độ chính xác màu cao. Tuy nhiên khi in ra ảnh sẽ không được sắc nét mịn màng do thông tin của ảnh chỉ do 1 triệu pixel cung cấp. Nếu chip này có 3 triệu điểm ảnh🍰 vừa, thông tin thu được của bức ảnh sẽ nhiều hơn, ảnh sẽ mịn hơn.
Nếu có tới 5 triệu điểm ảnh nhỏ, ảnh sẽ chi tiết hơn do có 🧔tới 5 triệu nơi cung cấp thông tin. Nhưng lúc này vì kích cỡ quá nhỏ nên cùng một thời gian lộ sáng sẽ có những điểm ảnh không kịp bắt thông tin, hoặc sẽ hiển thị các thông tin giống nhau dù thực tế chúng chỉ gần giống nhau (độ chính xác màu kém đi). Mặt khác điểm ảnh quá nhỏ không đủ bao phủ các các mạch điện truyền dẫn thông tin tại từng điểm (xem thêm cấu t💞rúc CCD và CMOS) dẫn tới sẽ có những thông tin rơi vào vùng của các mạch và không được ghi lại. Vì thế ảnh tuy có thêm nhiều thông tin nhưng cũng mất không ít thông tin, dẫn tới nếu phóng ảnh tới một kích thước nào đó, ảnh sẽ bị hạt lấm chấm (do có những vùng không có thông tin để hiển thị).
(Còn tiếp)
Nguyễn Hà