Công ty khởi nghiệp hàng không vũ trụ Natilus nhắm tới cạnh tranh với những ông lớn trong ngành hàng không dân dụng, thông báo kế hoạch chế tạo máy bay chở khách/chở hàng cánh liền thân Horizon có thể chở 200 hành khách từ New York tới London với lượng khí thải ít hơn 50%, New Atlas hôm 11/11 đưa tin.
Một trong những giải pháp hứa hẹn thay thế cấu hình cánh và thân dạng ống của máy bay tiêu chuẩn là cánh liền thân (BWB), trong đó cánh và thân máy bay nối với nhau mà không có đường phân chia rõ ràng. ♕Ý tưởng về BWB đã tồn tại từ thập niên 1920 với ứng dụng thực tế là máy bay ném bom hạt nhân B-1 Lancer. Hiện nay, BWB có khả năng thách thức những mẫu máy bay chở khách phổ biến.
Lợi thế của thiết kế cánh liền thân là không có mối nối giữa cánh và thân, giúp giảm phần lớn lực cản. Ngoài 🌼ra, cánh và thân liền nhau cũng giúp tạo ra nhiều lực nâng hơn thay vì phụ thuộc vào phần cánh. Mẫu máy bay này cũng có nhiều không gian nội thất hơn để chứa hành khách, hàng hóa hoặc nhiên liệu. Cuối cùng, phương tiện có thể chứa bình nhiên liệu hydro và các cơ cấu hỗ🍷 trợ, giúp giao thông hàng không trở nên "xanh" hơn.
Natilus muốn phát triể🏅n dòng máy bay cán💎h liền thân với mẫu lớn nhất là Horizon, chở 200 hành khách trong chuyến bay liên lục địa với lượng khí thải thấp hơn 50% và mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 30%. Ngoài ra, thể tích của nó tăng thêm 40% so với thiết kế truyền thống, có thể chở lượng hàng tương đương máy bay thân hẹp Boeing 737 và Airbus A320.
Với nhu cầu tương lai dành cho máy bay chở khách vượt quá khả năng sản xuất và Boeing đang gặp r꧃ắc rối tài chính, đây là cơ hội để Natilus gia nhập thị trường. Tuy nhiên, máy bay cá🎀nh liền thân có một số hạn chế. Các sân bay sẽ cần điều chỉnh để chứa vừa chúng và hành khách có thể không muốn ngồi ở hàng ghế quá xa cửa sổ.
"Thị trường hàng không đang tìm kiếm giải pháp thực sự để trở nên bền vững, hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn", Aleksey Matyushev, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Natilus. Cho biết. "Với Horizon, chúng tôi đang giới thiệu phương tiện hàng không cải tiến có lợi cho ngành công nghiệp đồng thời bảo vệ an to💙àn hành tinh cho thế hệ mai sau".
An Khang (Theo New Atlas)