Theo đăng bạ được Cục Hàng không cấp tháng 9/201🍎6, chiếc King Air350 đã thuộc quyền sở hữu của Công ty Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines). Phía Vietstar Airlines cũng xác nhận đã mua lại tàu bay từng thuộc sở hữu của Bầu Đức và đang làm thủ tục xꦅin cấp Chứng chỉ Người khai thác tàu bay (AOC) để đưa máy bay vào khai thác thương mại.
King Air350 là máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005. Năm 2008, Bầu Đức chi khoảng 5 triệu USD mua lại chiếc máy bay này, sau đóꦅ phải chi thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... để đưa vào khai thác. Đường bay chủ yếu của King Air 350 là kết nối từ TP HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia Lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia,♌ Myanmar với tầm bay hơn 2.000 km.
Năm 2014, Bầu Đức lại bất ngờ gây chú ý khi liên tục di chuyển trên chiếc máy bayꦺ phản lực Legacy600 hạng sang, có cabin với nội thất tiện nghi, sức chứa 13 chỗ ngồi. Nhiều thông tin đồn đoán ông Đức đã chi 27 triệu USD sở hữu chiếc máy bay thứ 2, tuy nhiên nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết máy bay này được khai thác dưới sự đăng ký của một cá nhân nước ngoài, Bầu Đức chỉ thuê lại. Sau khoảng 2 năm, chiếc Legacy600 không còn đăng ký khai thác ở Việt Nam.
Trong khi đó, chiếc King Air350 được Bầu Đức “đánh tiếng” sang nhượng từ năm 2013. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã ngỏ ý mua lại để sử dụng vào mục đích bay hiệu chỉnh (bay kiểm tra thiết bị thu-phát sóng) trên các đường bay... nhưng sau đó, thư🌸ơng vụ này lại về tay Vietstar Airlines là hãng bay hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung. Giá bán chiếc King Air350 không được tiết lộ nhưng chắc chắn thấp hơn nhiều so với giá sắm mới, bởi tại thời điểm chuyển nhượng, chiếc King Air350 đã 11 năm tuổi.
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết chiếc King Air350 đã được bán cách đây vài năm và không cho biết thêm thông tin chi tiết về thương vụ.
Trước đó, Việt Nam có 2 chiếc King Air. Trong đó, máy bay của Bầu Đức có số đăng bạ VN-B444, thuộc dòng 300. Chiếc cඣòn lại thuộc sở hữu của Công ty bay dịch vụ Vasco 𝐆đời cũ hơn, thuộc dòng 200, có số đăng bạ VN-B594. Cuối 2013, chiếc King Air200 của Vasco gặp sự cố không bung được càng, phải hạ cánh bằng bụng ở sân bay quốc tế Nội Bài, sau đó bị hư hỏng nặng không khắc phục được và bị xoá đăng bạ khỏi hệ thống quốc gia.
Ngoài ông Đức, một người Việt khác có máy bay riêng là ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát. Năm 2010, Hoà Phát 🧸chi khoảng 5 triệu USD sắm chiếc máy bay trực thăng thuộc mẫu EC135Pi. Nhưng chỉ đến cuối 2011, ông Long đã bán l🌊ại máy bay cho chính công ty kinh doanh máy bay của Hong Kong (Trung Quốc) mà ông đã mua chiếc EC135Pi. Sau đó, ông Long đã mua máy bay trực thăng mới thuộc dòng EC155B1.
Khác với Bầu Đức trực tiế💃p đứng tên sở hữu máy bay cá nhân, ông Long ký hợp đồng cho Công ty Trực thăng miền Bắc thuê lại máy bay của mình, khi nào cần sử dụng EC135Pi thì ông Long thuê theo giờ. Do đó, Công ty Trực thăng miền Bắc là đơn vị khai thác chiếc EC155B1. Hình thức này nhằm 𝓰thuận lợi hoá việc sử dụng máy bay riêng ở Việt Nam vì dòng máy bay trực thăng ít thông dụng đối với hoạt động hàng không dân dụng. Người khai thác gặp nhiều khó khăn, tốn kém trong việc thuê phi công, bảo dưỡng kỹ thuật...
Kỳ Duyên