Joby, công ty có trụ sở tại California, lập kỷ lục mới về quãng đường mà máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng bay được sau một lần sạc, New Atlas hôm 28/7 đưa tin. Mẫu thử nghiệm kích thước thật của hãng này bay được 249 km trong 77 phút, kể cả ൩công đoạn cất hạ cánh thẳng đứng tốn nhiều năng lượng.
Phi công Justin Paines của Joby điều khiển chiếc máy bay từ xa. Nó🍌 cất cánh từ Căn c💎ứ Bay Điện của Joby tại Big Sur, bang California, sau đó hoàn thành 11 vòng bay rồi đáp xuống mặt đất. Với thử nghiệm này, Joby đã phần nào chứng thực phạm vi bay hơn 240 km như cam kết trước đó, cho thấy đây là điều khả thi với pin lithium-ion thương mại hiện nay.
"Dùᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ cần thử nghiệm rất nhiều lần nữa, cột mốc này vẫn là một sự xác nhận quan trọng về công nghệ của chúng tôi. Tôi tự hào vì đã góp phần nhỏ vào chuyến bay dài nhất đến nay, theo chúng tôi biết, được thực hiện bởi máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy hoàn toàn bằng điện", Paines nói.
Các máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng có yêu cầu đặc 🍨biệt đối với pin. Chúng đòi hỏi mật độ năng lượng lớn, nhất là trong giai đoạn cất hạ cánh. Joby sử dụng điện cực cathode 811 NMC và điện cực anode bằng than chì cho mẫu máy bay của mình. Sau các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, Joby tin rằng pin của hãng sẽ cho phép máy bay thực hiện ♛hơn 10.000 chu kỳ bay.
"Tôi gia nhập Joby 4 năm trước. Kể từ đó, chúng tôi luôn cố gắng tìm cách tối đa hóa hiệu suất năng lượng của máy bay và tìm cách chứng minh những gì chúng tôi cho là khả thi với công nghệ pin hiện nay. Với công nghệ pin phù hợp và nỗ lực của toàཧn bộ đội ngũ kỹ sư, chúng꧒ tôi tạo ra một chiếc máy bay hiệu quả và tận dụng được tối đa các pin thương mại hiện có", Jon Wagner, trưởng bộ phận Điện tử và Hệ thống truyền lực, chia sẻ.
Tuy nhiên, mẫu máy bay th🦂ử nghiệm của Joby lập kỷ lục về quãng đường với cabin bỏ trống. Phiên bản sản xuất thương 𓂃mại sẽ cần chở 5 hành khách cộng thêm hành lý. Khi đó, máy bay phải chịu thêm một khối lượng lớn và hệ thống đẩy sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Thu Thảo (Theo New Atlas)