Máy bay chở theo 52 người, trong đó 🙈có 46 hành khách gặp nạn khi đang hạ cánh xuống một sân bay ở tỉnh East Nusa Tenggara, miền b🌌ắc Indonesia lúc 8h40 sáng nay theo giờ Hà Nội. Chỉ có 2 người bị thương trong vụ tai nạn hi hữu trên.
"Hai hành khách trên bị thương do mảnh kính đâm phải. Nhưng giờ họ đã ổn định và được xuất viện", người phát ngôn của hãng hàng không nói với AFP. Ông nꦡày cho biết máy bay đã𝓀 bị hỏng nặng và chắc không thể cất cánh thêm lần nào nữa.
Máy bay sử dụng động cơ tuabin cánh quạt, mang nhãn hiệu MA-60 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An, Trung Quốc chế tạo. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra làm rõ. Các bức ảnh chụp hiện trường cho thấyꦅ máy bay nằm giữa đường băng, thân gãy làm đôi còn cánh cắm xuống đất.
Indonesia hౠiện là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất châu Á. Do nhu cầu đi lại ngày càng cao, số lượng máy bay nước này tăng chóng mặt trong thời gian qua. Tuy nhiên hiện nay quốc đảo này cũng giữ kỷ lục là nước có an ninh hàng không tệ nhất 🍷châu Á
Hồi tháng 4, một chiếc máy bay của hãng Lion Air chở theo 108 người cũng đã đi chệch đường băng và đâm xuống biển, gãy làm đôi. Còn với dòng máy bay MA-60 do Trung Quốc sản xuất, đây cũng không phải là tai nạn đầu tiên. Trước đó, hồi tháng 5/2011, một chi🔥ếc MA-60 khác do hãng Merpati trên sở hữu đã gặp tai nạn ở Indonesia khiến 25 người chết.
Sau vụ vi🔯ệc đó, các nhà chức trách Indonesia cấm loại máy bay trên được hạ cánh xuống 3 sân bay vốn nổi tiếng là khó tiếp cận tại nước này (không bao gồm sân bay chứng kiến vụ tai nạn sáng nay). Tuy nhiên, lệnh cấm được dỡ bỏ sau đó 6 tháng.
Ủy ban An toàn hàng không Indonesia đa🌟ng hối thúc hãng hàng không giá rẻ này ngay lập tức nâng cao tính an toàn bằng cách tăng cường huấn luyện kỹ năng hạ cánh trong các tình huống khó cho phi công.
Hồi 2007, Liên minh châu Âu cấm cửa tất cả các hãng hàng không Indonesia được bay vào không phận khu vực do lo ngại tính an toàn. Sau đó ít lâu, lệnh 💧cấm được dỡ bỏ với một số hãng, nhưng Lion Air và Merpati hiện vẫn trong danh sách đen.
Máy bay MA-60 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An được sản xuất dựa trên hình mẫu của dòng máy bay Antonov-24 của Nga. Chiếc máy bay này được Cơ quan Hàng không dân dụng Trung Quốc cấp phép bay năm 2000, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa nhận được giấy phép tương tự từ cơ quan hàng không của Mỹ. Năm 2008, hãng chế tạo Trung Quốc đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp của loại máy bay trên, với tên gọi MA-600. Còn phiên bản MA-60 hiện vẫn được nhiều hãng hàng không của Lào, Philippines, Indonesia hay Bolivia sử dụng. |
Anh Đức