Boeing Space thông báo cột mốc quan trọng trên mạng xã hội Twitter hôm 8/7. Đây là lần bay trên quỹ đạo lâu nhất của X-37B kể🦩 từ lần phóng đầu tiên năm 2010. Phương tiện tái sử dụng được thiết kế và chế tạo bởi Boeing đang bay trong nhiệm vụ💧 thứ 6 mang tên Orbital Test Vehicle-6 hay OTV-6, phóng vào ngày 17/5/2020.
Nhiệm vụ hiện nay của X-37B bao gồm một số trang thiết bị tuyệt mật cũng như vài thí nghiệm công khai. Một trong số nhữn🅠g thí nghiệm đó được tiến hành vào năm ngoái nhằm kiểm tra Module ăngten tần số💞 vô tuyến quang điện của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (PRAM). Đây là thiết bị lớn cỡ hộp pizza để biến đổi năng lượng mặt trời thành vi sóng, sau đó truyền về Trái Đất từ quỹ đạo.
Các vật tư khác phóng trên OTV-6 bao gồm vệ ti꧃nh Falc꧙onSat-8 do Viện hàn lâm Không quân Mỹ thiết kế chở 5 thiết bị thí nghiệm và hai thí nghiệm của NASA nhằm kiểm tra ảnh hưởng của bức xạ tới hạt giống cây trồng và đánh giá tác động của vũ trụ tới nhiều vật liệu khác nhau.
Thiết kế của X-37B tương tự tàu con thoi đã ngừng hoạt động của NASA, dù X-37B🙈 nhỏ hơn nhiều. Máy bay không gian của quân đội Mỹ dài 8,8 m và cao 2,9 m, có sải cánh dưới 4,6 m. Khi phóng, X-37B nặng 4.990 kg. X-37B hoạt động được ở nhiều độ cao từ 240 đến 805 km. Phương tiện có khả năng rời khỏi quỹ đạo và hạ cánh tự động hoàn toàn, tra𝕴ng bị hệ thống điều khiển điện cơ học. Boeing mô tả X-37B là một trong những máy bay hồi quyển mới và tiên tiến nhất thế giới.
Theo các chuyên gia, X-37B quá nhỏ và không đủ linh hoạt để thử nghiệm vũ khí trên quỹ đạo hoặc thu giữ vệ tinh. Vai trò chính của mẫu máy bay ꦓkhông gian này là thử nghiệm những hệ thống cảm biến mới và nh💧iều công nghệ khác trên quỹ đạo.
An Khang (Theo Space)