Sáng 31/10, nhiều người đi làm ở huyện Xuân Lộc, TP Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ... bất ngờ khi nhìn thấy những đám mây lớn "tụ về đỉnh núi Chứa Chan" như đĩa bay. Đám mây trắng trên đỉnh núi giữa nền trời xanh tạo ra cảnh sắc kỳ thú, các nhà khoa học gọi là h🅠iện tượng "mây thấu kính".
Anh Minh Hiền, ở xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, ch🉐o biết hiện tượng xuất hiện từ sáng sớm. "Tôi ra đồng nhìn về ngọn núi đã thấy. Đây không phải lần đầu, nhiều năm nay vẫn thỉnh thoảng xuất hiện", anh nói.
Một số ngư💎ời dân ở TP Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ cáchꦺ xa hàng chục km vẫn nhìn rõ đám mây lớn, dày, bao phủ cả ngọn núi. "Do độ cao lớn nên đỉnh núi thường xuyên có mây, tuy nhiên đám mây phủ rộng và tạo hình đẹp như vậy thì mới thấy lần đầu", chị Hằng, ở TP Long Khánh cho biết.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng trên thực chất là mây dạng thấu kính (Lenticular clouds). Đây là n🦂hững đám mây đứng yên, có hình dạng tương tự thấu kính, hình thàn𓃲h ở những dãy núi cao.
Núi Chứa Chan cách TP HCM khoảng 110 km, cao 837 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, cao thứ hai ở Đông Nam Bộ. Ở Việt Nam, ngoài núi Chứa Chan thì đỉnh núi Bà Đen cũng thường xuyên xuất hiện mây thấu kính này.
Từng chia sẻ với VnExpress, TS Phan Thanh Hiền, giảng viên, nghiên cứu viên Khoa Vũ trụ và ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) giải thích, hiện tượng mây thấu kính xuất hiện khi gió mang hơi ẩm di chuyển gặp núi bị cản lại sẽ tràn lên cao gặp không khí lạnh và ngưng tụ. Do luồng gió đẩy lên liên tục đều đặn và ổn định sẽ tạo thành các gợn sóng xếp chồng lên nhau. Thường ở những đỉnh núi cao nhiệt độ càng xuống thấp, đạt được ngưỡng có thể ngưng tụ do đó các quầng mây trông giống như "chiếc mũ" tạo ra trê🅷n các đỉnh núi.
Theo TS Hiền, hiện t♚ượng mây lạ này tùy thuộc vào nhiệt độ, tức là nhiệt độ đủ thấp và hơi ẩm đủ lớn sẽ ngưng tụ. "Đây không phải là hiện tượng hiếm, song ít gặp và có 🌸hình dạng đặc biệt nên khá thú vị, gây tò mò".
Phước Tuấn