Bà Thanh, 65 tuổi, một trong số hàng loạt bệnh nhân ung thư đang phải xếp hàng chờ kết quả chẩn đoán, cho biết bà xuất hiện nhiều hạch gần khối ung thư thực quản. Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM chỉ định chụp PET/CT xác định tính chất c𓂃ủa hạch, có phải là di căn hay không, để có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, máy chẩn đoán của đơn vị đang phải dừng hoạt động. Bà liên hệ Bệnh viện Quân y 175 nhưng cũng được thông báo là chưa có thuốc phóng xạ để chụp.
Vài ngày trước bà Thanh đến Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi duy nhất tại Sài Gòn có máy chụp PET/CT còn hoạt động. Tuy nhiên, nhân viên y tế nói 🐼bà phải đăng ký và chờ khoảng một tháng vì bệnh nhân đang rất đông. Nếu không đợi, bà và rất nhiều bệnh nhân khác chỉ còn phương án ra Đà Nẵng hoặc Hà Nội để thực hiện.
Do bệnh nhân từ các nơi dồn về trong khi mỗi ngày máy chỉ có thể chụp khoảng 10 ca, chưa kể thỉnh thoảng phải ngưng hoạt động để bảo trì máy nên Chợ Rẫy bị quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu bệnh nhân. Trong danh sách chờ chụp, ngoài những nơi máy ngưng hoạt động, cജòn rất nhiều bệnh nhân từ các bệnh viện điều trị ung bướu khác như Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược, Bệnh viện TP Thủ Đức...
PET/CT là phương tiện chẩn đoán, theo dõi, điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư nhờ sử dụng thuốc phóng xạ 18F-FDG. Trong khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thường chỉ áp dụng ở một vùng cơ thể, PET/CT có thể khảo sát toàn thân, giúp chẩn đoán bệnh ở mức độ tế bà⛦o, mức độ phân tử và có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao, có khả năng phát hiện tổn thương và bệnh lý ở giai đoạn rất sớm. Giá một lần chụp dao động khoảng 25-27 triệu đồng.
Đây là loại máy hiện đại nhất, nhạy hơn cả CT, chi phí đầu tư rất cao lên đến hàng triệu USD. Một s🎐ố bệnh nhân chụp CT không phát hiện ung thư trong khi có những triệu chứng đặc hiệu, chỉ chụp PET/CT mới cho kết quả chính xác, giúp bác sĩ chỉ định điều trị kịp thời và phù hợp.
Có 4 bệnh viện tại TP HCM trang bị loại máy này là Chợ Rẫy, Ung bướu, Quân y 175, Nhân dân 115 nhưng chỉ có một hệ thống sản xuất thuốc phóng xạ 18F-FDG🍒 đặt tại Chợ Rẫy. Tuy nhiên, công suất sản xuất thuốc phóng xạ rất thấp, không đủ cung cấp cho các nಞơi.
Bệnh viện Ung bướu TP HCM đã hợp đồng với một công ty bên ngoài để cung cấp thuốc phóng xạ nhưng cũng gặp nhiều vướng mắc, máy chụp PET/CT ngưng hoạt động hơn nửa năm nay. Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc bện💎h viện, cho biết nguyên nhân là doanh nghiệp bị vướng thủ tục nên nguồn cung bị gián đoạn. Sở Y tế TP HCM đã gửi công văn đến Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, song lại được hướng dẫn liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy để mua thuốc.
Trước đây, mỗi tuần Bệnh viện Ung 🌳bướu chụp PET/CT khoảng 10-20 trường hợp. Đây là kỹ t🍰huật hiện đại, đắt tiền nên bác sĩ chỉ định rất chặt chẽ và lựa chọn những trường hợp thật sự cần thiết mới yêu cầu thực hiện.
"Máy PET/CT là máy thuê, chụp ca nào trả tiền nhà đầu tư ca đó. Việc máy dừng hoạt động bệnh viện không thiệt hại, nhưng bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng rất nhiều vì không được kịp thời điều trị", ông Dũng nói. "Bệnh viện Ung bướu sắp được bàn giao thêm ♏một máy từ nguồn ngân sách, nếu không có thuốc thì cả hai máy đều bị kẹt".
Trả lời VnExpress, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện sẽ chia sẻ nguồn thuốc phóng xạ 🎉với Quân y 175, Ung bướu TP HCM để phục vụ nꦿgười bệnh. Tuy nhiên, công suất lò thuốc phóng xạ của đơn vị hiện không thể mở rộng thêm, trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao nên chưa thể đáp ứng kịp.
Năm 2019, nhiều bệnh nhân ở TP HCM từng phải ra Hà Nội, Đà Nẵng chụp PET/CT vì lò thuốc phóng xạ đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy bị hỏng, phải gửi sang Mỹ sửa chữa. Do thuốc phóng xạ sản xuất ra có thời gian rất ngắn, phải sử dụng trong ꩵkhoảng 6-8 tiếng, nên các bệnh viện không thể chuyển thuốc từ các tỉnh th💙ành xa đến thay thế.
Các bác sĩ kỳ vọng trong tương lai TP HCM có thêm lò sản xuất thuốc phóng xạ để các bệnh viện có thể hỗ ꧒trợ nhau khi có sự cố, cũng như phát triển nhiều cơ sở chụp PET/CT do nhu cầu bệnh nhân ngày càng cao.
Lê Phương