Mô hình được Sở Giao thông Vận tải TP HCM thử nghiệm sau khi doanh nghiệp nghiên cứu một năm, đầu tư thiết bị và đề xuất thực hiện. Hệ thống đang có hai máy nhỏ, mỗi máy một ngư🌺ời lái chạy trên mặt nước để gom rác, lục bình... sau đó đưa lên khoang chứa 250 tấn của sà lan. Khi đầy, rác chuyển lên bờ đưa về nơi tập kết, chờ xử lý.
Một hạng mục khác thuộc hệ thống là tàu vớt rác tự động chạy trên mặt nước. Tàu thiết các cần gạt ở hai bên, tự gom rác trong phạm vi 12 m xung quanh. Rác được cần gạt kéo lên khoang tàu có sức chứa 25 m3 và được nén lại. Khi đầy, tàu chạy đến sà lan 💧đưa rác lên khoang chứa. Chiếc tàu này đang lắp ráp, dự kiến hoạt động đầu tháng 11.
Theo ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông thuỷ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, mô hình nói trên cần chưa đến 10 công nhân, mỗi ca làm việc 8 giờ có thể vớt được 40 tấn rác. Hệ thống có mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng gồm: 2 máy vớt rác, sà🔯 lan, cẩu, máy thu rác tự📖 động. Một số thiết bị của máy phải nhập khẩu, còn lại do kỹ sư trong nước sản xuất.
"Hế t🔜hống có thể thu gom nhiều loại rác, đặc biệt những rác lớn, nặng mà sức người khó vớt", ông Sơn nói vღà cho biết trước mắt, Sở Giao thông Vận tải sẽ tham mưu UBND thành phố thí điểm, sau khi đánh giá tính khả thi sẽ xây dựng đơn giá thuê để vớt rác ở các tuyến kênh, rạch tại thành phố.
TP HCM hiện tổ chức vớt rác trên c⛄ác kênh, rạch như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ - Lò Gốm... Tuy nhiên việc vớt rác chủ yếu do công nhân đi thuyền, dùng vợt để thu gom trên mặt nước. Phương pháp này bị cho hạn c💎hế về lượng rác thu gom cũng như tốn nhiều thời gian, sức người.
Gia Minh