Lễ vinh danh "Hội đồng quản trị của năm" được tổ chức và công bố trao giải lần đầu tiên trong Hội nghị thường niên Quản trị công ty lần thứ 6 của VIOD vào ngày 22/11,𓄧 tại Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) giành được giải thưởng này nhờ tầm nhìn chiến lược.
Tại sự kiện, đại diện MB - CEO Phạm Như Ánh có những chia sẻ về cách thức doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng xanh từ các lĩnh vực xanh và chưa xanh. Theo đó, hưởng ứng đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam của chính phủ Việt Nam, MB đã triển kha🔯i "Chương trình hành động trọng tâm 2023" với mục tiêu cụ thể và toàn diện.
Trong phần tham luận, CEO MB đã chi tiết hóa các phần của khung quản trị rủi ro Mục tiêu và Tiêu chí tín dụng xanh của MB cho các ngành hàng 🌄như: năng lượng xanh, nông lâm nghiệp xanh, công nghiệp xanh. Đơn cử như để tiếp cận được nguồn tín dụng xanh, doanh nghiệp có thể cam kết kiểm đếm lượng phát thải, công nghệ giảm tới 20% phát thải hay doanh nghiệp đang có lượng phát thải ít hơn 20% so với thị trường...
Điểm đáng chú ý trong chiến lược của MB là việc 90% vốn tài trợ được hướng tới các dự án năng lượng ꦰtái tạo và năng lượng sạch. Trong thời gian tới, ngân hàng đặt mục tiêu mở rộng sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang trong quá trình "chuyển đổi xanh". Điều này bao 🌳gồm việc tài trợ cho các dự án nhằm tiết giảm năng lượng và nâng cao công suất, nỗ lực hỗ trợ sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam sang một hướng thân thiện hơn với môi trường.
Một số doanh nghiệp lo ngại về giai đoạn này thị trường đang gặp khó khăn, bản thân doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức, thời điểm này chưa phải là thích hợp để chuyển đổi xanh. Tuy♎ nhiên, CEO Phạm Như Ánh khẳng định thị trường khó khăn là giai đoạn thích hợp nhất để doanh nghiệp quay ngược vào bên trong, thay đổi cơ cấu và quy trình, tập trung cho chuyển đổi để bắt kịp xu thế và xu thế này là tất yếu lâu dài. Ngoài ra, ông cho biết chuyển đổi xanh là xu thế bắt buộc bởi người tiêu dùng ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm xanh, nếu doanh nghiệp không theo kịp nhu cầu của người dùng sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh.
Các doanh nghiệp đi theo xu hướng xanh cũng ngày một nhiều. Theo báo cáo tài chính của MB, tỷ trọng dư nợ xanh từ giai đoạn 2020 đến 2023 đã tăng 3,8 lần, một bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ phát triển bền vững. Đến ngày 30/9, quy mô dư nợ xanh của MB đạt 55.000 tỷ đồng, với 3.759 khách hàng, chiếm 11% tổng dư nợ của ngân hàng. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,8%, một con số ấn tượng so với mức an toàn là 3%. Những số liệu này không chỉ phản ánh sự thành cô𝕴ng của ngân hàng trong việc triển k꧟hai chiến lược tài chính xanh mà còn chứng minh việc đầu tư vào các lĩnh vực bền vững có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.
Bên cạnh những chia sẻ về quy trình và cách thức thực hiện, đại diện của MB cũng đưa ra một số mong muốn để doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng xanh. Đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các cơ quan quản l🗹ý nỗ lực h𓃲oàn thiện khuôn khổ pháp lý, đẩy nhanh việc ban hành các hướng dẫn phát triển ngân hàng xanh, bao gồm cả "tiêu chí phân loại xanh". Mục tiêu là tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong việc cho vay các dự án xanh, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các thực hành tốt nhất.
Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mở rộng room tín dụng hàng năm với việc cân nhắc thêm tiêu chí về tỷ lệ tăng trưởng cấp tín dụng cho những ngân hàng có tỷ trọng cao trong lĩnh vực tín dụng xanh. Điều này nhằm khích lệ các ngân h♊àng chuyển đổi cơ 💃cấu danh mục tín dụng của mình sang tín dụng xanh và bền vững.
Hải My