"Mẹ tôi hơn 60 tuổi, giờ phải đi xin lại Trích lục khai sinh do bị thất lạc. Đến UBND xã theo đúng quê quán thì họ không xử lý do không có thông tin, kêu 💟mẹ tôi về nơi thường trú. Lóc cóc về lại địa phương thường trú thì họ lại bắt phải đi xin Trích lục hộ khẩu thời con gái (lúc còn sống chung với ông bà ngoại tôi) ở UBND huyện. Ngoài ra, họ còn yêu cầu có cả Trích lục khai tử của ông ngoại tôi (mất trước năm 1975).
Vậy là từ một cái Trích lục khai sinh để chứng minh mối quan hệ💎 mẹ con với bà ngoại mà giờ phát sinh thêm hai cái Trích lục khác mà mẹ tôi phải thực hiện. Rồi giờ đi làm hai cái Trích lục mớ💖i này sẽ phát sinh thêm bao nhiêu loại giấy tờ khác nữa? Chưa kể, thái độ của các cán bộ hộ tịch ở đây không vui vẻ".
Đó là chia sẻ của độc giả Thanhtri xung quanh câu chuyện "Thái độ của dịch vụ công". Các dịch vụ công hiện nayไ vẫn đều thu phí, tuy nhiên thái độ phục vụ của nhiều người làm dịch vụ công vẫn không tốt. Một bộ p꧂hận không nhỏ người làm dịch vụ công cho rằng họ có quyền có thái độ với khách hàng. Nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ, họ cũng không thiệt đi đồng lương nào".
>> 'Toát mồ hôi làm thủ tục tạm trú online'
Nói về câu chuyện thái độ của người làm hành chính công, độc giả Lâm chỉ ra mấu chốt của vấn đề: "Chúng ta vẫn nặng tư tưởng xin - cho. Mà ngườ꧂i bị coi là đi xin ở đây chính là ngư🌃ời dân. Ngay cả trong các giấy tờ, chúng ta cũng vẫn dùng từ 'Đơn xin...', 'Giấy xin...', chứng tỏ tư tưởng này còn rất nặng nề. Ở nước ngoài, họ đâu có viết như vậy.
Việc này phải thay đổi và hoàn toàn có thể thay đổi được. Quan trọng là những người làm ở cơ quan quản lý có muốn thay đổi hay không m🅠à thôi. Nếu những người làm hành chính công vẫn cho rằng họ là người đi 'cho', đứng ở vị trí cao hơn những ng🤪ười phải đi 'xin', thì câu chuyện thái độ vẫn sẽ không thể tìm được giải pháp.
Có người cho rằng mức lương, thu nhập thấp ảnh hưởng tới thái độ của công chức, nhưng tôi thấy chủ yếu là do ý thức. Lương của họ do nhà nước trả, nhưng tiền dùng để trả lương cho họ cũng chính là tiền thuế. Tiền này là do các doanh nghiệp và người lao động đóng góp. Do vậy, người trả tiền lương cho các công chức thực chất chính là các doꦚanh nghiệp và người dân.
Lỗi ở đây là do sự lệch lạc trong suy nghĩ của một bộ phận công chức, chứ chẳng phải lỗi 🌺c🌄ủa người dân. Chuyện công chức nhiệt tình, niềm nở cũng không được tăng lương là do cơ chế của mỗi cơ quan, chứ cũng chẳng phải do lỗi của người dân.
Còn việc người dân có sự hiểu biết hạn chế về luật thì đâu phải chỉ ở ta mới vậy, ở nước ngoài cũng thế mà thôi. Đâu phải ai cũng bỏ công là nghiên cứu tường tận luật định, nếu vậy thì cần gì các công chức nữa? Ở nước ngoài, dịch vụ luật sư dân sự rất phát triển, người dân cần gì thì có luật sư tư vấn. Đâu phải họ hiểu luật nên mới chăm đi kiện. Chẳng qua là họ được tư v♉ấn đầy đủ thôi.
Tóm lại, phải bỏ ngay tư tưởng xin - cho trong mối quan hệ gi♛ữa người dâ⭕n và công chức làm hành chính công. Có như vậy, người dân mỗi khi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính mới thực sự được đối xử, chăm sóc như một khách hàng, thay vì khúm núm, chịu nghe mắng để được ban ơn".
- 'Đóng thuế đất bốn tháng chưa ghi nhận'
- Khổ vì thủ tục hành chính 'một cửa, nhiều ngách'
- Hành chính phiền hà vì 'đúng quy trình'
- Tôi loay hoay với thủ tục tạm trú online
- Chúng ta mắc kẹt trong mớ thủ tục rườm rà
- Đi từ Cà Mau ra Lạng Sơn để làm thủ tục sang tên xe