Năm 2021, bé gái ngụ Bình Thuận chào đời khỏe mạnh, đến khoảng 14 tháng tuổi bụng to, xuất huyết tiêu hóa phải nhập viện nhiều lần. Bác sĩ chẩn đoán hội chứng Budd Chiari, do tắc nghẽn dòng chảy của tĩnh mạch gan. Tình trạng này rất hiếm gặp, một triệu dân mới xảy ra 1-2 trường hợp. Có những đợt bé xuất huyết tiêu hóa nặng, phải vào viện truyền máu lượng lớn, gần như thay máu t🌄oàn bộ. Bệnh diễn tiến nặng dần, bé suy dinh dưỡng nặng, xơ gan, suy gan.
Ghép gan là giải pháp duy nhất giúp bé thoát nguy cơ tử vong, tiếp tục cuộc sống🧸. Chị Thu Tuyền không ngần ngại giành hiến gan, bởi nhóm máu hợp với con, chồng đang làm thợ hồ là lao động chính, trụ cột gia đình.
"Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, ಞchấp nhận hy sinh, chỉ mong cứu được con", chị nó♏i.
Các kết quả kiểm tra giữa hai mẹ con đều tương thích. Song, điều khiến các bác sĩ lo ngại là nguyên nhân gây bệnh của bé xuất phát từ tình trạng tăng đông do giảm prot🌄ein C. Xét nghiệm gene ghi nhận chị Tuyền cũng có gene tăng đông này, chỉ không biểu hiện bệnh như con.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho b🌺iết hội chẩn nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, mọi người đều cho rằng trường hợp này mẹ vẫn có thể hiến gan cho con bình thườ🔯ng, không ảnh hưởng chất lượng gan. Nhờ thế, cuộc mổ ghép gan diễn ra ngày 1/7.
Theo TS.BS Trần Thanh Trí, Trưởng Khoa Gan Mật Tụy và Ghép gan, đây là trường hợp bệnh nhi suy gan do bất thường mạch máu đầu tiên được ghép tại viện. Những ca trước đó, trẻ bị xơ gan, suy gan do ꦡteo đường𝐆 mật bẩm sinh.
Điều này ꦇkhiến ca ghép phức tạp hơn. Kế hoạch trước, trong và sau ghép đều khác biệt hoàn toàn n💃hững trường hợp trước. Bất thường mạch máu khiến tuần hoàn bàng hệ của bé rất nhiều, đòi hỏi việc bóc tách, nối mạch máu trong mổ gặp nhiều khó khăn. Hậu phẫu, bé đối diện nguy cơ huyết khối. Đây là tai biến rất nặng, có nguy cơ hỏng gan, phải mổ thay gan mới.
Để tránh huyết khối, bác sĩ phải dùng kháng đông kéo dài. Nhưng việc dùng thuốc này lại có nguy cơ gây xuất huyết ở trẻ vừa trải qua cuộc mổ lớ💦n, nếu không giải quyết thì cũng ảnh hưởng tiên lượng cuộc ghép. Điều này đòi hỏi kíp điều trị phải cân nhắc, tính toán kỹ liều lượng thuốc, theo dõi sát tình trạng bé.
May mắn, bé từng bước hồi phục. Ngày 10/7, bé tỉnh táo, tự ăn uống, các chỉ số dần ổn định, tiếp tục theo dõi trong phò𓃲ng cách ly chăm sóc sau mổ. Người mẹ còn đau nhẹ vết mổ, song đã có thể trở lại cácꦿ sinh hoạt đời thường, túc trực ở viện chăm con.
Hiện, hơn 200 trẻ đang trong danh sách chờ ghép gan của ♓bệnh viện, mỗi năm thêm khoảng 35-40 trẻ có chỉ định ghép. Rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn tạng hiến. 36 ca ghép gan tại bệnh viện đều là từ người cho sống, đa số là bố mẹ cho con. Nhiều trường hợp không tìm được người hiến phù hợp, trẻ qua đời trước khi có được nguồn tạng thay thế. Ngoài ra, chi phí cũng là vấn đề lớn, gia đình phải trả khoảng 300-400 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm y tế, chưa kể tiền uống thuốc chống thải ghép lâu 💃dài sau mổ.
Các bác sĩ mong muốn sớm được cho phép hiến tạng nhân đạo ở trẻ em chết não dướ🙈i 18 tuổi, như nhiều nước trên thế giới để thêm nhiều bé có cơ hội được cứu sống. Đồng thời, Việt Nam cần sớm có quỹ ghép tạng giúp đỡ những gia đình khó khăn, chính sách miễn phí các khoản chi trả về xét nghiệm, nằm viện của người hiến tạng.
Lê Phương