- Khi bà chia tay ông Nguyễn Cao Kỳ, Kỳ Duyên đã sắp xếp một chuyến du lịch mong hàn gắn ba mẹ. Vậy khi hôn nhân của con gái đang ở bờ vực, bà đã khuyên giải con thế nào?
- Cuộc đời có duyên, có nợ. Cuộc tình của Kỳ Duyên và Trịnh Hội 🍰tan vỡ cũng 🃏không tránh khỏi quy luật. Bản thân tôi cũng khóc vì thương hai đứa rất nhiều. Với tư cách một người mẹ, người bạn, những gì cần nói đã nói, cần làm cũng đã làm, nhưng tôi tôn trọng quyết định riêng của chúng. Đôi khi, hạnh phúc như một cái vung tay, mình không thể níu kéo. Đến lúc phải buông thì buông, níu kéo để rồi cằn nhằn, rồi không vui vẻ với nhau thì không hay chút nào.
Bà Đặng Tuyết Mai luôn ở bên con mình cả khi vui, khi buồn. Ảnh: S.T. |
- Thường khi có đổ vỡ, người ta hay quy kết trách nhiệm. Trong chuyện của con gái mình, bà nghĩ lỗi thuộc về ai?
- Không thể đổ lỗi cho ai cả. Cả trước và sau khi sự việc xảy ra, tôi vẫn thương và xem Trịnh Hội như con trai của mình. Thật ra, hai đứa đều rất dễ thương, nhưng khi gắn với nhau lại sinh ra biết bao chuyện nhỏ 🍸nhặt. Đặc biệt là tính tự kiêu, tự ái. Nó rất nguy hiểm, "giết" người ta bất cứ lúc nào. Nhiều cái nhỏ nhặt góp vào, thành ra việc lớn. Mình không như ý, cũng phải biết chấp nhận. Tiếng Mỹ có câu: "Take two to tangle" (phải có hai người mới nhảy điệu tango) đấy thôi.
- Trường hợp không gặp may trong đời sống hôn nhân của bà và con gái dễ làm mọi người nghĩ đến cụm từ "hồng nhan đa truân". Bà nghĩ sao?
- Từ "đa truân" làm liên tưởng đến những người đàn bà cam chịu, cố lờ đi trước mọi thói hư tật xấu💎 của chồng để an phận trong đời sống. Nhưng tôi không như thế. Người đàn ông đã có cử chỉ yêu đương với phụ nữ khác, khi quay về cảm giác dành cho nhau làm sao còn nguyên vẹn, thiêng liêng nữa. Có lẽ, tôi là người quan niệm hơi cổ hủ.
- Và đó cũng là nguyên nhân khiến hôn nhân của bà tan vỡ?
- Giờ ngồi lại, kể vì s𝐆ao n❀ên chuyện không để làm gì. Điều tôi tự hào là dù trong hoàn cảnh nào, mình cũng đã làm tròn trách nhiệm của một người vợ, đã đóng một vai trò quá đẹp cho chồng hãnh diện. Người ta không thấy giá trị của mình thì cũng đành chịu.
Cặp vợ chồng nổi tiếng Trịnh Hội - Kỳ Duyên khi còn chung sống. Ảnh: st. |
- Vì sao mà ly hôn đã lâu, bà vẫn không tiến thêm bước nữa?
- Tôi có bạn trai, nhưng không nhất thiết trói buộc nhau bằng cuộc sống hôn nhân. Ngày trước k🍷hi đám cưới với ông Nguyễn Cao Kỳ, tôi cũng đâu cần đến tờ hôn thú. Cho đến khi sinh Kỳ Duyên, mọi người ép quá, tôi mới ký vào tờ giấy để hợp thức hóa vị trí vợ chính của mình ❀và để con mình có cha.
Tôi không tin vào hôn nhân bởi cái tình mình mang ra, dâng tặng cho người mình yêu mới là quý hóa. Thành công thì không nói. Khi thất bại, mình sẵn sàng là bóng mát cho người yêu tựa vào. Lúc đó mới là dịp để thể hiện lòng chung thủy, sự cần có nhau trong đời sống. Cho nên, tôi mới thích câu hát "hãy cứ là tình nhân", để được mãi chiều chuộng, nâng niu. Như vậy hay hơn là cưới nhau rồi mất đi những lời yêu ngọt ngào, tình cảm dần phai nh✤ạt.
- Trải qua những thăng trầm trong đời, điều gì khiến bà thấy trân trọng nhất?
- Cuộc sống là phước phần, không ai có thể định nghĩa nó. Sau những vui buồn, điều đọng lại trong tôi là tấm lòng tử tế, sự khiêm nhường mà con người dành cho nhau. Tôi cũng lấy đó mà dạy dỗ con cháu: đừng bao giờ nói xấu ai điều gì, thậm chí là kể lại cái xấu. Mỗi người có một cái nghiệp phải trả. Mình cố ăn ở tốt đẹp để người ta thấy mà♕ không nói sai về mình.
"Tôi nấu phở hơn 30 năm nay. Lần nào cũng như một công trình vĩ đại"
- Sắp tới, bà dự định khởi nghiệp kinh doanh tại quê nhà. Điều gì thôi thúc bà chấp nhận từ bỏ cuộc sống an nhàn ở Mỹ để đem khó vào mình?
- Càng lớn tuổi, nỗi nhớ quê hương càng mạnh mẽ. Các cụ ngày xưa vẫn bảo, lá rụng về cội. Trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ chuyện trở về. Ở bên kia có an nhàn đến đâu thì vẫn gọi là bên Mỹ. Về nước, dù có phải than "ôi giời ơi, nóng quá" thì cũng là quê mình, cũng thích quay về. Như là máu hòa trong người, tôi khó lòng cắt nghĩa cho cụ t🅘hể.
Thế nhưng, trở về mà không có gì để làm thì buồn! Ở Mỹ, tôi chỉ có mỗi việc chăm sóc con, cháu. Bây giờ, con cháu đã lớn, có thể tự lo cho mình. Vô tình nhận được lời mời của những người chủ đầu tư Bún Ta, tôi quyết định trở về Việt Nam nấu phꦓở với thương hiệu rất gần gũi: Phở Ta. Tôi coi đây là một dịp thử thách chính mình.
Bà Đặng Tuyết Mai. Ảnh: V Studio. |
- Món phở truyền thống vốn quen thuộc với người dân Việt. Bà làm sao để tin tưởng món phở của mình thu hút thực khách?
- Tôi nấu phở hơn 30 năm nay. Mỗi lần nấu được ví như một "công trình vĩ đại" bởi có cả trăm người thân, bạn bè đến dự. Ai cũng chờ đợi được ăn (cười). Tôi muốn giới thiệu đến mọi người loại phở chất lượng cao, được nấu không... "hà tiện" để tạo được sự tinh khiết. Nước dùng phải được nấu từ thật nhiều xương,ౠ sau đó để vào tủ lạnh cho bao nhiêu chất mỡ đóng thành lớp, rồi vớt bỏ đi. Khi đun thì nhỏ lửa để nước thật trong. Mùi thơm lại không quá nhiều mùi hồi, mùi quế. Bánh phở lượng vừa phải, nước dùng thì đầy ra rồi rắc hành ngò xanh ngát... Nói chung, nhìn vào phải thấy thơm ngon.
Tôi cũng thấy trước giờ, món phở thường được cho là thức ăn bình dân, chưa có ai dám mang vào "biệt thự". Tôi muốn nó trở thành một nét văn hóa thưởng thức thức ăn tr🥃uyền thống Việt cao cấp. Ở đó, sức khỏe của người dùng được bả🍃o đảm từ những gì tinh khiết và sạch sẽ nhất.
- Những người có tên tuổi làm kinh doanh sẽ mệt hơn người thường vì yêu cầu được tiếp xúc, gặp gỡ của khách hàng. Bà lường trước vấn đề này thế nào?
- Tên tuổi, phải mở ngoặc là nếu có, thì cũng thu hút được khách đến lần đầu. Họ có nể tôi mấy mà thức ăn tôi nấu không ra gì thì liệu có quay lại ủng hộ tôi không? Cho nên, cái tôi chú trọng là mỗi tô phở nấu ra lúc nào cũng bảo đảm thơm ngon, đúng khẩu vị của mình để làmᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ hài lòng mọi người.
Với lại, tôi cũng có tuổi. Ngay cả việc đứng nấu suốt ngày cũng là khó. Tôi♚ sẽ đào tạo khoảng 4-5 nhân viên để thay mình đứng bếp. Cũng lạy trời là tôi chỉ dạy được cho nhân viên của mình cách niềm nở tiếp khách để có tôi hay không thì khách cũng cảm thấy hài lòng.
Mà... nếu đến lần này không gặp t♒ôi thì cứ đến lần sau, lần sau nữa... Thế nào cũng gặp (cười).
Với ý tưởng "đưa món phở vào biệt thự", bà Đặng T🍬uyết Mai và những người đồng sự đặt tên nhà hàng của mình là Phở Ta như một cách thể hiện niềm tự hào về thức ăn Việt. Êkíp này cho biết, mô hình thời thượng này thích hợp với thời đại và nhu cầu sống của TP HCM căng thẳng, hối hả hiện tại. Nhà hàng Phở Ta sẽ khai trương vào🌸 thời điểm cũng hết sức đặc biệt: 9h sáng ngày 9/9/09, tại 14 Lê Quý Đôn, quận 1, TP HCM. |
Nhiêu Huy thực hiện