Media /´mi:diə/ (truyền thông) vốn là từ số nhiều của medium trong tiếng Latin, xuất hiện trong tiếng Anh từ cuối thế kỷ 16 và được xem là một danh từ đếm được. Vì vậy, media cũng cần một dạng danh từ số nhiều. Hiện nay, từ có 2 dạng số nhiều đều được công nhận đúng là media và mediums.
Nhiều chuyên gia ngữ pháp theo trường phái truyền thống tin rằng media nên được xem như một dạng số nhiều (như data, không có datas hay dạng khác) trong mọi trường hợp ở tiếng Anh và luôn dùng ở số nhiều. Nguyên nhân bởi media được xếp vào nhóm danh từ tập hợp (Collective nouns), chỉ các phương tiện, cách thức truyền thông nói chung như báo chí, ấn bản, TV, phát thanh... Ở nhóm này, các danh từ luôn được viết ở dạng số ít nhưng có nghĩa bao gồm một tập hợp người hay vật như family, government nên có thể sử dụng như số nhiều hoặc số ít.
Nếu muốn nói đến một cộng đồng lớn như ngành công nghiệp hay một lĩnh vực hoạt động, người dùng có thể dùng động từ chia ở số ít khi đứng sau media. Ví dụ: "The media is to blame for this controversy" (Giới truyền thông có lỗi trong cuộc tranh luận này). Các🐓h dùng này được xem là khá tự nhiên, hơi mang tính đặc ngữ nhằm nhấn mạnh ý người nói muốn truyền tải.
Trong khi đó, nếu nhắc tới nhóm người làm nghề báo, phóng viên thì media thường được dùng ở dạng số nhiều hơn. Ví dụ "The media were camp♛ed out on her doorstep all night" (Cánh phóng viên chờ suốt đêm ở ngoài cửa nhà cô ấy).
Hải Khanh