Từ khoá "FakeMelania" (Melania giả mạo) bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội Twitter cuối tuần qua sau một bức ảnh chụp Đệ nhất phu nhân Mỹ lên trực thăng Marine One ở Nhà Trắng cùng Tổng thống Donald Trump tới cuộc tranh luận ở Nashville hôm 22/10.
Trong ảnh, Melania đeo kính râm, chuẩn bị bước xuống từ trực thăng và giơ tay vẫy chào người ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người dùng Internet chỉ ra rằng nụ cười và hàm răng của bà trông có gì đó kháꦕc với thường ngày.
Nhiều năm nay, Trump đã bị đồn thu༺ê người "đóng thế" vợ mình vì bà không muốn đồng hành cùng ông trong các cꦍhuyến vận động tranh cử. Trump đã chỉ trích giả thuyết này là "tin giả", nhưng tin đồn vẫn không chấm dứt.
"Điều duy nhất tôi sẽ nhớ ở chính quyền này là họ tuyển thêm các Melania mới và làm như chúng tôi sẽ không nhận ra, giống như một đứa t☂rẻ 4 tuổi với một con cá bảy màu", đạo diễn phim Zack Bornstein bình luận về tin đồn "thế thân" mới nhất.
Năm 2017, tin đồn vô căn cứ cũng lan truyền cho rằng Melania sử dụng "người đóng thế", khi một🐼 người đàn ông Cal🌺ifornia đăng Twitter bức ảnh chụp bà và ông Trump chuẩn bị lên máy bay. Người này cố gắng chỉ ra những điểm khác biệt để thúc đẩy giả thuyết rằng đây không phải là bà Melania thật.
Hồi tháng 10/2017, tờ Business Insider đặt nghi vấn về một nữ mật vụ được cho 🙈là có ngoại hình, khuôn mặt và màu tóc khá giống với đệ nhất phu nhân.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã bác bỏ cáo buộc này, gọi đây là "m🌼ột câu chuyện phi lý". Jonathan Wackrow, một cộng tác viên của kênh CNN và là cựu nhân viên Mật vụ, từng phục vụ gia đình Tổng thống Mỹ,ꦡ cũng khẳng định Sở Mật vụ không dùng "người thế thân".
Anh Ngọc (Theo Yahoo News UK)