Có hơn bảy năm trong nghề Automotive, gắn bó với mảng tự động hóa ngay từ khi mới tốt nghiệp khoꩲa Cơ điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh Tống Văn Linh - Senior manager tại FPT Global Automotive hiện là một trong những mentor "chủ chốt" của khóa học Automotive tại FUNiX.
Biết đến FUNiX qua đồng nghiệp và một cựu sinh viên FPT, anh Linh rất hứng thú với mô hình đào tạo trực tuyến có sự kèm cặp của chuyên gia tại trường. Khi khóa học Automotive - Lập trình nhúng phần mềm ô tô FUNiX ra mắt vào tháng 8/2018, cảm th🦩ấy môi trường phù hợp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên, anh đăng ký trở thành mentor.
Anh Tống Văn Linh chia sẻ: "Hiện tại, ở Việt Nam cũng như thế giới, Automotive một trong những ngành có xu hướng đầu tư lớn nhất trong công nghệ, bên cạnh các xu hướng khác nh🐎ư AI, Big Data, hay Digital Transformation (Chuyển đổi số). Kỷ nguyên kết nối mọi thứ với ô tô, ô tô như một phòng thư giãn hay các công nghệ an toàn, công nghệ tự động trên ô tô, hay robot, CNC, công nghiệp 🌳sẽ phát triển rất mạnh".
Theo anh Linh, Automotive là một ngành đang rất sôi động, có nhu cầu tuyển dụng lớn, nhiều việc làm🃏 và cần những có kỹ năng tốt. Đây là cơ hội lớn cho các bạn trẻ muốn đi theo định hướng này.
Theo đó, anh Linh cho rằng khóa Automotive tại FUNiX có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành tương đối khó, yêu cầu học viên muốn theo đuổi phải học tập thật tốt các kỹ năng lập trình, thiết kế, hiểu các quy trình và xây dựng một mindse✱t làm việ🍎c chuyên nghiệp.
"Kỹ năng cứng c๊ần có là lập trình, thiết kế, database. Kiến thức cần có về hệ thống automotive, về hệ thống ô tô, robot. Ngoài ra cần các kỹ năng về ngoại ngữ, thái độ làm việc chuyên nghiệp...", anh đưa ra꧑ lời khuyên.
Để giúp học viên vượt qua những thách thức kể trên, mentor Linh thường áp dụng ༺phương pháp giảng dạy dễ hiểu. "Với tôi, mentor giống như người phiên dịch, dịch từ hiểu biết về kỹ thuật với các thuật ngữ kỹ thuật sang ngôn ngữ dễ hiểu hơn cho các bạn", anh chia sẻ.
Chuyên gia trong ngành cũng cho biết,ও anh luôn thay đổi cách tiếp cận và chia sẻ kiến thức tùy theo đối tượng si♉nh viên. Với các học viên luôn biết cách đặt những câu hỏi đi vào cốt lõi bản chất vấn đề, mentor phải dựa trên kiến thức về kỹ thuật tốt, cũng như có kinh nghiệm trong nghề để trả lời sâu.
Với nhóm học viên mới chuyển ngành hoặc tiếp xúc với lĩnh vực mới, các câu hỏi đặt ra thường khá cơ bản. Gặp các câu hỏi kiểu này, mento🎃r Tống Văn Linh thường dùng "chiêu" hỏi ngược để dẫn dắt học viên.
"Tôi thường hỏi ngược lại là các bạn đang hiểu như thế nào? Các bạn đã tìm hiểu được đến đâu về vấn đề đó và cố gắng gợi ý chứ không trả lời thẳng đáp án. Mục đích của tôi là giúp rèn cho các bạn cách suy nghĩ và móc nối kiến thức. Với các học viên này, mục tiêu của tôi "dạy là chính", và ở đây không phải là dạy các bạn học vẹt, mà chính là dạ🉐y các bạn các꧃h học" – mentor Tống Văn Linh bày tỏ.
Tiếp xúc từng nhóm sinh viên linh hoạt như vậy, kinh nghiệm nghề nghiệp và các kỹ năng giảng dạy từng có trong hơn ba năm tại Fresher Academy của FPT Software đã hỗ trợ giúp𓄧 anh luôn giải đáp được cho học viên và được nhiều sinh viên tin cậy.
Đặc biệt, anh Linh khuyên sinh viên khi tự học nên đặt các câu hỏi theo thứ tự Why (Tại sao lại như vậy, tại sa꧂o lại như kia, tại sao nó chạy, tại sao nó không chạy), What (nó là gì, để làm g💛ì ...), How (làm thế nào, cách làm ..) để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Đang theo đuổi một lĩnh vực khó nhưng hấp dẫn, anh Linh luôn tâm niệm "Một🎃 khi đã quyết thì dùng tâm huyết mà làm". Anh Linh cho biết, thời sinh viên, anh cũng chỉ được học duy nhất m🙈ột kỳ . Nhưng bằng đam mê, anh quyết định đi theo lĩnh vực tự động hóa. Trải qua nhiều vị trí, đến nay anh là senior manager tại FGA – FPT Software.
Đó cũng là lời khuyên mà mentor Tống Văn Linh muốn chia sẻ đến các bạn tജrẻ theo ngành CNTT nói chung: "Để thành công, một là phải làm, phải học bằng tâm huyết để có trách nhiệm với quyết định của bản thân. Hai là khi học thì phải biết tận dụng cơ hội, luôn đặt câu hỏi và biết hỏi đúng lúc đúng câu cần hỏi, đừng đối phó".
Quỳnh Anh