Theo bác sĩ Dương Thùy Nga - Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường và thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm... Mùa đông thời tiết han💝h khô nên da trẻ dễ bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên, có thể nứt nẻ, mẩn đỏ, viêm ngứa. Bên cạnh đಞó, các tác nhân hay gặp trong mùa đông như thủy đậu, tay chân miệng... cũng khiến tình trạng viêm da cũng tăng hơn vào thời điểm này.
Trong thời tiết lạnh, nếu trẻ mắc các bệnh lý về da như viêm da cơ địa (chàm), vảy nến... có thể cũng sẽ trở nặng. Viêm ngứa🦄, mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu, gãi nhiều gây trầy xước, chảy máu, thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Bác sĩ Dương Thùy Nga tư vấn 🅠cho phụ huynh cách chăm sóc d🐬a trẻ vào mùa đông.
Giữ vệ sinh da sạch sẽ
Vào mùa lạnh, trẻ sơ sinh thường dễ có tình trạng da bong tróc, nổi các hạt mụn nhỏ li ti, viêm ngứa ở má, lưng...; thường gặp là tình trạng viêm da cơ địa. Phụ⛄ huynh lưu ý cách chăm sóc da, đầu tiên là vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Nếu những ngày nhiệt độ xuống thấp, mẹ có thể rút ngắn thời gian tắm hoặc dùng nước sạch lau cơ thể của bé. Khi trời rét đậm, mẹ có thể tắm cho trẻ khoảng 2 lần trong một tuần.
"Không ít phụ huynh cho con tắm nước nóng hơn khi trời lạnh nhưng 💙nên lưu ý độ ấm vừa phải vì nóng có thể làm cho da dễ mất độ ẩm tự nhiên. Một số mẹ thường truyền kinh nghiệm cho con tắm những loại lá cây khi da 🍌viêm ngứa, việc này hết sức thận trọng vì vùng da vốn đang nhạy cảm, trong khi các loại lá có thể không sạch, chứa vi khuẩn, bản thân da trẻ có thể kích ứng do dị ứng với thành phần trên", bác sĩ Nga khuyến cáo.
Mặt khác, móng tay trẻ cần được cắt thường xuyên, giữ sạch sẽ. Đây là nơi chứa ⛦nhiều vi khuẩn, khi trẻ gãi ngứa vào vùng đang rát đỏ, trầy xước sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn. Không chỉ móng tay trẻ, mà người chăm ꧙sóc trẻ cũng cần cắt móng tay thường xuyên, vệ sinh tay sạch sẽ, tránh gây tổn thương cho da trẻ.
Thoa kem dưỡng ẩm cho da trẻ
Bác sĩ Nga chia sẻ thêm, sau khi tắm xong, mẹ lau sạch da cho con bằng khăn lông mềm, thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm 3-5 phút. Đây là thời điểm thích hợp nhất trong ngày để thoa kem dưỡ🌌ng. Những sản phẩm cung cấp độ ẩm cho da nên chọn loại chiết xuất từ thiên nhiên, có kiểm nghiệm lâm sàng; không nên chọn kem có mùi thơm nồng, đặc ಌbiệt là không chứa paraben hay phthalates. Độ pH của kem dưỡng ẩm, sữa tắm... nên chọn sản phẩm có độ pH tương ứng làn da của trẻ 5.5 để tránh gây kích ứng da.
Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về sản phẩm dành cho con, nhất là những trẻ có tiền sử viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến... Các bác sĩ cũng không khuyến khích dùng phấn rôm do chúng dễ gây bít tắc lỗ chân lông, ngay cả khi da trẻ bị hăm cũng không dùng loại phấn này. Ngoài ra, 𓄧dùng sản♍ phẩm dạng bột Talc có nguy cơ gây bệnh lý hô hấp do trẻ hít phải bột này.
"Thường khi trẻ viêm nhiễm, phụ huynh mới nhớ ♈dùng kem dưỡng ẩm, đến khi con hết lại lơ là. Không chờ đến khi trẻ bị viêm da mà mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày khi đông lạnh", bác sĩ Nga nói.
Không lạm dụng thuốc thoa chứa corticoid
Khi trẻ có mụn nhỏ li ti trên mặt, lưng hoặc các vùng khác thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm. Bác sĩ Nga lưu ý, những thuốc kháng viêm dạng thoa da cho trẻ thường chứa nhiều corticoid, nếu dùng kéo dài có thể gây kích ứng da, khô da, sạm da, biến đổi 🦋sắc tô, teo da... Bác sĩ hay gặp tình trạng như trên do phụ huynh thấy da con viêm tự dùng toa thuốc cũ hoặc ra hàng thuốc mua đơn không theo chỉ định bác sĩ, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và bị tác dụng phụ của thuố🧜c.
Bé Nguyễn An Vy (9 tháng tuổi) vào bệnh viện cách 3 tháng vì lý do viêm tiểu phế quản. Qua thăm khám🐎, bác sĩ phát hiện má của trẻ có vùng da bị teo. Khi hỏi bệnh, bác sĩ mới biết trẻ h൲ay bị viêm da mụn nước đỏ, chàm, ngứa viêm da cơ địa; mẹ tự mua thuốc trộn bên ngoài bôi cho con thường xuyên. Đây là trường hợp điển hình của trẻ bị teo da do sử dụng thuốc corticoid kéo dài.
Thông thường, khi có trẻ dấu hiệu viêm, bác sĩ chỉ kê đ♊ơn thoa khoảng một tuần. Sau đó, nếu bệnh nhi vẫn chưa hết cần tái khám. Phụ huynh lưu ý chỉ thoa thuốc lên da trẻ một lớp mỏng, nên dùng tăm bông sạch, tránh dùng tay. Tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ có thể kê thuốc thoa hoặc dùng kháng sinh với trường hợp nặng.
Chọn quần áo có chất liệu mềm mại
Phụ huynh thường có tâm lý cho trẻ mặc những bộ quần áo quá dày để giữ ấm vào mùa đông. Khi không ra ngoài, bác sĩ Nga khuyên cha mẹ mặc cho bé nhiều lớp áo mỏng để da được "thở". "Việc mặc quần áo dày, không thông thoáng khiến cho trẻ khó cử🅰 động, bên cạnh đó với làn da đang viêm nhiễm khiến cho tình trạng viêm da trầm trọ🐓ng hơn. Quan trọng là giữ ấm vùng tay, lưng, bụng và bàn chân cho con", bác sĩ Nga giải thích.
Các loại áo lông dễ gây ngứa, khó chịu cho bé. Chất liệu vải cotton thường mềm mại, có khả năng giữ ấ♈m và thấm mồ hôi tốt hơn. Mẹ nên chọn các sản phẩm giặt giũ không mùi hoặc có mù𝓰i dịu nhẹ.
Uống đủ nước, ăn đủ chất
Mùa đông trẻ thường ít khát nước nên uống ít hơn. Uống không đủ nước khiến cho da dễ bị khô. Trẻ nên uống đủ lượng nước tùy theo từng lứa tuổi mỗi ngày. Ngoài ra, bác sĩ khuyên phụ huynh chú ý cho trẻ chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin từ ಌrau quả có lợi cho khả năng tái tạo da.
Bác sĩ Nga chia sẻ thêm, dù trẻ có làn da khỏe mạnh thì vào khi thời tiết hanh khô cũng cần được chăm sóc kỹ hơn, phòng🦄 tránh mẩn đỏ, viêm ng🧸ứa.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Ngọc An