"Có thể ban đầu chúng tôi đã quá ngây thơ trong cách tiếp cận một số quan hệ đối tác. Giờ đây chúng tôi xem xét kỹ càng hơn", Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn hôm 17/11, đề cập mối quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà cho rằng điều quan trọng là Đức cũng như Liên minh châu Âu (EU) phải tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và học hỏi lẫn nhau. "Theo quan điểm của tôiꦑ, đoạn tuyệt sẽ không đúng đắn, làm vậy chỉ gây tổn hại cho c🥃húng ta", bà cho hay.
Theo bà, Đức liên tục thảo luận với Bắc Kinh về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ bằng sáng chế, cũng như vấn đề sinh viên Trung Quố🐟c ở Đức và các doanh nghiệp Đức hoạt động ở Trung Quốc.
Trong suốt 16 năm cầm quyền, bà Merkel đã tìm cách hợp tác với Trung Quốc, giúp vun đắp mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc. Bà không tái tranh cử trong cuộc bầu cử ♋hồi tháng 9 và sẽ rời nhiệm sở khi chính phủ liên minh mới được thành lập.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức năm 2016 và sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của nước này được cho là đã thúc đẩy Đức phát triển trong suốt nhiệm kỳ của bà Merkel. Nhưng một số nhà phê bình cho rằng Đức 🎃đa💎ng quá phụ thuộc vào Trung Quốc và quá mềm mỏng với Bắc Kinh trong một số vấn đề.
Chính phủ của Thủ tướng Merkel cho biết bà luôn nêu vấn đề nhân quyền trong các chuyế𒁃n thăm chính thức Trung Quốc, nơi bà đã tới thăm 12 lần với tư cách thủ tướng, và tìm cách đa dạng hóa thương mại ở châu Á.
Bình luận của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và EU đang ở mức thấp do căng thẳng về nhiều vấn đề, gồm Hong Kong và Tân Cương. Hồi tháng 5, Nghị viện châu Âu ngừng ph꧃ê chuẩn hiệp ước đầu tư với Trung Quốc sau khi hai bên áp đặt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Một số nước châu Âu cũng đang tìm cách tăng cường mố🐓i quan hệ với Đài Loan, hòn đảo Trung Quốc tuyên bố là một phần lã❀nh thổ.
Huyền Lê (Theo SCMP)