Cách gắn nhãn này được Meta🌌 áp dụng cho các nền tảng của mình gồm Facebook, Instagram và Threads từ đầu năm, nhằm cung cấp cho người dùng về ngữ cảnh của một bức ảnh, tránh việc chúng bị lợi dụng cho mục đích xấu, như tin giả. Việc gắn nhãn AI hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá tự động dựa trên một số tiêu chí mà công ty này đưa ra.
ꦜTuy nhiên trong blog ngày 1/7, Meta thừa nhận cách đánh giá "không phải lúc nào cũng phù hợp với kỳ vọng của mọi người và không phải lúc nào cũng cung cấp đủ ngữ cảnh".
Ví dụ một ảnh chỉ được chỉnh sửa đơn giản với một công cụ có hỗ trợ AI♉ như Photoshop, nhưng có thể bị Facebook gắn nhãn là tạo bởi AI khi người dùng đăng.
ℱ"Trong khi chúng tôi làm việc với các công ty trong ngành để cải thiện quy trình, chúng tôi sẽ cập nhật nhãn 'Được tạo bằng AI' thành 'Thông tin AI', mọi người có thể nhấp vào để biết thêm thông tin", thông báo có đoạn.
Theo The Verge☂, Meta chỉ thay đổi nhãn dán, trong khi nội dung bên trong vẫn giữ nguyên. Khi bấm vào, người dùng được cung cấp thêm một số thông tin về việc vì sao gắn nhãn, cũng như đó là ảnh được tạo hoàn toàn bởi AI hay chỉ chỉnh sửa bằng cách công cụ có ứng dụng AI.
Trước đó, nhiều người dùng, nhất là các nhiếp ảnh gia, không hài lòng൩ với cách gắn nhãn của Meta. Pete Souza, nhiếp ảnh gia Nhà Trắng nổi tiếng cho biết có những bức ảnh được ông chụp cách đây 40 năm bằng máy phim, chỉ dùng Photoshop để cắt hình và căn chỉnh, nhưng cũng bị gắn nhãn AI và không thể thay đổi.
ဣ"Nếu ảnh được sửa bằng phần mềm, họ có thể đưa ra cảnh báo khác nếu muốn bảo vệ người dùng. Nhãn 'Made by AI' khiến nhiều người hiểu sai", nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ Noah Kalina nói.
Lưu Quý