Trên thế giới có vô số ngành nghề nhưng hệ thống lại chỉ quy tụ vào 4 nhóm lớn: Khoa học, Công nghiệp, Thương Mại - Dịch vụ và Tài chính. 20 nước phát triển trên thế giới nắm vững (hay còn gọi là làm chủ) 90% tri thức chung nên họ có Khoa học và Công nghiệp hùng mạnh. Những quốc gia còn lại bao gồm cả Việt Nam chia nhau làm những vi✨ệc thuộc 2 nhóm kia.
Việt Nam có thể có "công dân toàn cầu" ? 8 tỷ người trên thế giới chỉ có rất ít người có thể xem là dạng công dân này. Những người này là những người nằm bên trong dòng chảy của 4 nhóm ngành nghề trên. Một câu nói được phát biểu ngay trong phần mở đầu của môn học Quản trị Makerting: "Tài nguyên không đủ để chia đều cho tất cả mọi người".
Không đủ để chia đều không phải là tự nhiên không có đủ số tài nguyên ấy mà là có nhiều người khඣông tham gia vào việc nghiên cứu (Khoa học), khai thác – sản xuất (Công nghiệp), trao đổi (Thương Mại – Dịch vụ), dự trữ - điều phối (Tài chính) nhưng vẫn muốn hưởng thụ những tài nguyên ấy. Nếu ai cũng tham gia vào thì sao? Thì tài nguyên sẽ có đủ và môn học này có lẽ không cần tồn tại. Người ta xây dựng luật pháp để làm cho xã hội hài hòa, ai cũng có quyền học tập để tạo nền tảng cho mình, từ đó mà tham gia vào dòng chảy này.
Bài viết cùng tác giả:
>> Cà phê Việt thêm bơ cũng như phở có nhiều vị
>> 'Phương Tây nghỉ đông cả t♛háng có thấy nghèo đi đâu'
>> 'Dồn cây làm công viên💯 giảm ô nhiễm hơn trồng rải rác vỉa hè'
>> 'Kỹ sư ngày nay không ওcần biết rộng, chỉ cần hiểu sâu'
Chúng ta không có Khoa học tiên tiến, không có Công nghiệp hùng mạnh thì xã hội chúng ta luôn luôn thiếu đi sự hài hòa đó. Cái gọi là "hàm lượng chất xám" trong 🎀công việc, trong sản phẩm toàn bộ từ 2 nhóm công việc này tạo ra. Mọi nghề nghiệp mới đang và sẽ được tạo ra cũng xuất phát từ 2 nhóm công việc này.
Khi người ta có đủ cả 4 nhómꦫ công việc này, họ luôn luôn thiếu nhân lực, luôn có việc mà thiếu người làm, luôn có ngành nghề cần người học. Còn nếu như không đủ cả 4 nhóm thì đa số người trong xã hội phải cạnh tranh lẫn nhau để giành giật số lượng công việc ít ỏi còn lại. Ví dụ, khi người ta làm ra xe hơi xong họ sẽ không bằng lòng với cái xe hơi đó. Họ muốn có một thứ phươn😼g tiện di chuyển khác nhanh và cơ động hơn cái xe hơi. Điều đó buộc họ phải nghiên cứu và thử nghiệm.
Từ nghiên cứu và thử nghiệm họ phát hiện ra họ cầnꦉ phải đào sâu vào loại tri thức hiện có nào để nâng chúng lên thành một ngành nghiên cứu mới. Từ ngành nghiên cứu này sẽ tạo ra những vật liệu cần thiết cho việc sản xuất những sản phẩm cho việc thí nghiệm cái phương tiện mới kia. Tức là, họ đã tạo ra một ngành nghề mới với những công việc mới. Nếu thử nghiệm thành công, sản phẩm có thể sản xuất hàng loạt và bán cho người tiêu dùng, một loạt ngành nghề 🐎mới đi kèm sản phẩm này sẽ được tạo ra. Mất đứt hai nhóm công việc này, chúng ta chỉ có thể thụ động chờ đợi người ta tạo ra ngành nghề mới công ăn việc làm mới mà không thể chủ động tạo ra chúng.
Và, những ngành nghề mới này khi du nhập vào nước ta cũng chỉ là phần thấp nhất có giá trị kém n♕hất của chuỗi công việc. Ngành nghề có giá trị lao động cao hơn họ không giao cho ta - có giao ta cũng làm không được vì ta không nắm được tri thức. Chúng ta không làm ra được ốc vít thì có thểℱ làm ra được động cơ sao?
Xem nhiều trong ngày:
> 'Không nhận ra tuyển Việt Nam 20 phút cuối gặp Ind🧸onesia'
> Tôi đã dạy con đếm số ꦐkhi mới 22 tháng tuổi như thế nào
> Âm thầm bán nước máy ô nhiễm cho dân
> Nên mua đất vùng 💛ven rộng hay nhà trung tâm Sài Gòn tiện ích?
> 'Ai không uống được rượu bia sẽ rất ít bạn bè'
Làm những nghề có "hàm lượng chất xám" t🍎hấp như vậy thì dù ta có đi khắp nơi trên thế giới tìm việc làm ta có thể được gọi là "công dân toàn cầu" sao? Ngoại ngữ và các kỹ năng sống khác chỉ đủ để tạo điều kiện cho chúng ta đi khắp thế giới nhưng không đủ để nâng cao hàm lượng chất xám. Nghiên cứu khoa học là nhóm ngành "đốt tiề🅠n" có xác suất thành công cực thấp, không phải quốc gia nào xã hội nào cũng dám dũng cảm xông vào "liều mình như chẳng có".
Mọi người đều liệu cơm gắp mắm chi cho khoa học (cho dù đó là quốc gia giàu nhất thế giớ🌺i) vì nhóm nghề này có tài trợ bao nhiêu cũng không đủ chi. Thành tựu khoa học là lợi ích vĩnh v🌄iễn. Ai cũng biết như vậy nhưng nghĩ đến cái giá phải bỏ ra, lắm người chùn bước. Trong khoa học không có khái niệm lời lỗ, chỉ có thành công hay thất bại mà thôi. Người Việt tính toán lời lỗ còn chưa xong (năng suất – chất lượng – hiệu quả), đụng vào cái thứ "đốt tiền" này chả hiểu sẽ lãng phí đến mức nào. Một tuyến Metro làm cả chục năm còn chưa đâu vào đâu, bảo tự thân nghiên cứu kỹ thuật làm Metro, chắc hẳn là...
Thôi thì cứ♈ mua về xài để trở thành "ngườ🌌i tiêu dùng toàn cầu" vẫn dễ hơn làm "công dân toàn cầu".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.