"Theo hiến chương Liên Hợp Quốc, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) phải chấp thuận đề nghị𒈔 khai trừ Ecuador và vấn đề này cũng không thể áp dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an", Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm 11/4 tuyên😼 bố.
Ông López Obrador cũng cho biết Mexico đang yêu cầu Ecuador xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại và cam kết kh🔜ông tái phạm sau vụ đột kích đại sứ quán tuần trước. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld cho biếtꦫ đất nước của bà sẽ bảo vệ hành động của mình và sẽ không xem xét đưa ra lời xin lỗi Mexico vào thời điểm này.
Mexico trước đó cho cựu phó tổng thống Ecuador Jorge Glas, người đan♉g né lệnh bắt của giới chức sở tại với cáo𒊎 buộc tham nhũng, trú ẩn trong đại sứ quán ở Quito. Sau khi Mexico chấp thuận yêu cầu tị nạn của ông này, cảnh sát Ecuador hôm 5/4 tiến hành chiến dịch đột kích sứ quán vào ban đêm để bắt và áp giải Glas ra ngoài.
Sau vụ đột kích, Mexico t🐬uyên bố cắt quan hệ với Ecuador và rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước. Hàng loạt quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng chỉ trích hành động của E꧟cuador, cho rằng điều này vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.
Mexico hôm 11/4 kiện Ecuador lên ICJ, cơ quan tư pháp tối cao của LHQ và 🔴là tòa án hàng đầu thế giới giải quyết những khiếu nại pháp lý giữa các quốc gia về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc, như🤪ng cơ quan này không có phương thức đảm bảo thực thi phán quyết.
Điều 6 trong Hiến chương LHQ quy định nếu một quốc gia "vi phạm một cách có hệ♉ thống" các nguyên tắc được nêu trong hiến chương, Đại Hội đồng có thể khai trừ thành viên đó theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an. Tuy♉ nhiên, điều khoản này chưa từng được kích hoạt trong lịch sử Liên Hợp Quốc.
Ngọc Ánh (Theo AP/AFP/Reuters)