Thứ bảy, 23/11/2024
Chủ nhật, 5/8/2012, 16:25 (GMT+7)

Michael Phelps, người mơ mộng trở thành huyền thoại

Chấm dứt sự nghiệp bơi ở tuổi 27, Michael Phelps để lại một bảng thànཧh tích khổng lồ, vượt trên nhiều quốc gia tính trong ba kỳ Olympic từ 2004 đến 2012.

Lần đầu tiên Phelps giành HC vàng tại Olymic 2004 (Athens, Hy Lạp). Chiến thắng đến từ cự ly 400m hỗn hợp và anh lập kỷ lục thế giới 4:08:26. Kể từ tấm HC vàng đầu tiên này, Phelps đã giành được tổng cộng 18 HC vàng trên đường bơi Thế vận hội. Riêng số HC vàng của Phelps đã đứng thứ 12 thế giới tính tổng thành tích của các 🌼quốc gia trên thế giới qua 3 kỳ Olympic gần đây, hơn cả những quốc gia có bề dày thành tích như Romania, Cuba, Ba Lan, 𒀰Hà Lan, Tây Ban Nha. Trên bảng xếp hạng này chỉ có 8 quốc gia gặt hái nhiều HC hơn Phelps.

Cái bắt tay lịch sử giữa🌳 tay bơi trẻ mới nổi Michael Phelps và kình ngư lẫy lừng vào thời điểm đó Thorpe (Australia). Chỉ giành HC đồng 200 m tự do trong ngày 16/8/2004, Phelps bắt tay chúc mừng đàn anh. Thorpe không thể ngờ đây chính là người sẽ hạ bệ tất cả các tay bơi vĩ đại, trong đóꦿ có anh, để leo lên đỉnh vinh quang sau đó. Ngay tại kỳ Olympic này, Phelps đã giành 6 HC vàng, tạo nên một hiện tượng bất thường của đường đua xanh.

Trong số 6 HC vàng tại Olympic 2004 của Phelps có một tấm đặc biệt đến từ cự ly tiếp sức 4X100m hỗn hợp. Với tư cách là nhà vô địch 100m bướm, theo quy định Phelps đương nhiên là người bơi đoạn này trong tốp 🐻4x100m hỗn hợp. Nhưng anh chỉ bơi ở vòng loại và nhường vinh dự bơi chung kết cho đồng đội Ian Crocker. Tốp bơi Mỹ này vẫn giành HC vàng và lập kỷ lục thế giới. Phelps cũng được trao HC vàng vì đã dự vòng loại.

4 năm sau, Phelps tới Bắc Kinh với mục tiêu phá kỷ lục 7 HC vàng ở một kỳ Olympic do Mark Spitz lập được tại Olympic năm 1972 ở Munich, Đức. Đây cũng là thời điểm huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Phelps. Anh gây ra một cơn༒ chấn động đối với thể thao thế giới khi giành 8 HC vàng, phá 7 lục thế giới và 1 kỷ lục Olympic. Không chỉ thống trị các cự ly bơi bướm, anh còn phá kỷ lục thế giới 200m tự do, vươn mình sánh ngang với những tay bơi tự do xuất sắc mọi thời đại.

Vinh quang của Phelps ở Olympic 2008 còn dính đến vụ kiện đình đám. Ở cự ly 100m bướm, tay bơi M⭕ỹ gốc Serbia Milorad Čavić sau khi về sau Phelps 0,01 giây đã kiện lên FINA về sự chính xác của hệ thống đồng hồ điện tử Omega. Do ban tổ chức không công bố hình ảnh từ máy q♎uay dưới bể cho báo chí, nên Phelps bị đồn được Omega "tặng" chiến thắng nhờ mối quan hệ hợp tác thương mại. Cuối cùng, chính Serbia Milorad đã viết blog thừa nhận thất bại và tuyên bố "chẳng có gì sai khi thua tay bơi vĩ đại nhất từ trước tới nay". Sau này, chuyên gia của Omega mới tiết lộ Phelps được xử thắng vì chạm đích với lực xô vào đồng hồ mạnh hơn so với đối thủ, chứng tỏ hệ thống đo thời gian của Omega hoàn toàn chính xác.

HC vàng gây tranh cãi ở cự ly 100m bướm tại Olympic 2008 là chiến thắng thứ 7 giúp Phelps cân bằng kỷ lục của Mark Spitz. Tay đua huyền thoại một thời khi đó đã nhận xét: "Điều này chứng tỏ Phelps là tay bơi vĩ đại nhất và là VĐV Olympic thành công nhất mọi thời đại. Cậu ta là tay đua vĩ đại nhất từng bước trên hành tinh này". Tấm HC và🎐ng ꧒thứ 8 đã khẳng định lời nhận xét của Mark Spitz là đúng.

Sau đỉnh cao chói lọi 🦂ở Olympic 2008, Phelps bị mất động lực thi đấu. Anh không biết mình sẽ bơi tiếp vì điều gì. Anh bỏ bơi, lên 🐲cân, khám phá cuộc sống xung quanh.

Tới năm 2010, Phelps mới quyết định tập trung trở lại với bơi lội. Đó ♊là một hành trình khó khăn để tìm lại chính mìn🌼h trong sự nghi ngờ của đồng nghiệp và người hâm mộ.

Tại Olympic 2012, Phelps khởi đầu bằng thất bại ở cự ly tủ 400m hỗn hợp khi chỉ đứng thứ 4 chung cuộc. Nhưng sau đó mọi chuyện đã thay đổi khi Phꦺelps giành tới 4 HC vàng, 2 HC bạc. Trong ảnh là thời khắc chiến thắng cuối cùng ở một cự ly cá nhân của Phelps (cự ly 100m bướm) trước khi anh giã từ đường bơi. Phelps đã chạm đích đầu tiên để thắng đối thủ trẻ người Nam Phi Chad le Clos, người từng đánh bại anh ở cự ly 200m bướm.

Rạng sáng ngày 5/8, Phelps⛄ lần cuối cùng bước xuống bể bơi Olympic ở chung kết 4x100m hỗn hợp. Vé chợ đen môn bơi đã được đẩy lên giá 10.000 USD vì cơn sốt chia tay Phelps.

Olympic 20👍12 đã mang lại một cái kết đẹp như mơ cho sự nghiệp lẫy lừng của Phelps với tấm HC vàng thứ 1🐟8 ở nội dung 4x100m hỗn hợp. Tính đến nay anh đoạt 22 HC Olympic (18 vàng, 2 bạc, 2 đồng).

Michael đã rơm rớm nước mắt trong giờ phút chia tay. Anh chia sẻ khoảnh khắc này với mẹ trên khán đài. Phelps là con trai út của bà Debbie, hiệu trưởng một trường trung học ở Baltimore và ông Michael Fred Phelps, một cựu cầu thủ b❀óng bầu🐓 dục. Mẹ và hai chị gái Phelps là những người sát cánh cổ động anh trên khán đài London. Mẹ anh thường đùa về việc bà vẫn chưa về hưu nhưng cậu con trai 27 tuổi đã vội vã làm điều này.

Micheal Phelps được FINA trao một phần thưởng danh dự trong giờ phút 🍌chia tay đường ꧃bơi rạng sáng ngày 5/8. Trên chiếc cúp bạc này ghi dòng chữ: "Gửi Michael Phelps, vận động viên Olympic vĩ đại nhất mọi thời đại".

Trong giờ phút chia tay, Michael Phelps ôm lấy người HLV của mình. Đến với môn bơi năm 7 tuổi𒐪, Phelps bắt đầu gắn bó và chịu sự huấn luyện của ông Bob Bowman ở CLB thể thao dưới nước Bắc Baltimore từ năm 11 tuổi tới nay. Đêm qua ông Bowma🅷n đã nhiều lần rơi nước mắt. Từ tay ông, 16 năm qua một huyền thoại sống đã được hình thành và chinh phục cả thế giới.

Michael Phelps tự nhận mình là người mơ mộng. Anh từng nói: "Hãy mơ hết khả năng của bạn và mơ đến bất kỳ điều gì có thể... Tôi là người sống trong thế giới mơ mộng. Đôi khi tôi vẫn phải♕ cấu mình thật đau để chắc rằng mọi chuyện xảy ra đúng là có thật". Triết lý mơ mộng của Phelps, cộng với những tố chất khác biệt mà trời 🌊phú cho anh, đã tạo ra một huyền thoại cho thể thao thế giới.