Windows 2000 bằng tiếng Thái. |
Barry Goff, Giám đốc sản phẩm của Nhóm khách hàng Windows, mô tả chương trình hợp tác với chính phủ các nước Đông Nam Á như là một cơ hội để hãng đạt được mục tiêu "Máy tính hiện diện trên mọi bàn làm việc và mọi nhà". Cụ thể là người khổng lồ về phần mềm đã đưa ra nhiều hứa hẹn hấp dẫn như hạ giá hệ điều hành Windows tại một số quốc gia ở khu vực này xuống đến mức thấp nhất có thể. Các nhà lãnh đạo của ꦛMicrosoft đã áp dụng chính sách giảm giá phần mềm cài đặt trong máy tính bán cho cơ quan nhà nước ở Thái Lan hồi năm ngoái và năm nay là Malaysia.
Hãng cũng tung ra một chiến dịch quả💃ng bá rầm rộ ở những thị trường mới nổi này. Đến nay, những phiên bản Windows XP bản địa hóa hỗ trợ tiếng Anh rất ít. Microsoft cho biết công ty đang phát triển một loại hệ điều hành Windows mang tên "XP Lite" tích hợp những tính năng phù hợp với các nước đang phát triển, nơi mà ngành công nghệ cao chưa thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày.
Trên thực tế, việc áp dụng giá cho từng quốc gia khôꦫng còn là mới mẻ đối với những ngành công nghiệp khác. Các công ty dược phẩm cũng từng đưa ra những mức giá thấp hơn so với ở Mỹ tại những th🍰ị trường đang phát triển như châu Phi.
Còn đối với ngành công nghiệp phần mềm thì đây mới chỉ là sự khởi đầu bởi từ trước đến nay, ngành này áp dụng chính sách 1 giá tại tất cả các thị trường. Ngoài Microsoft, hãng Symantec trong tháng 5 đã tung ra một phiên bản diệt virus Norton bằng tiếng Thái với mức giá chỉ bằng 1/2 so với bản tiếng Anh. Đầu tháng 6, Sun Microsysteﷺms cũng công bố bảng 🐈giá bán phần mềm doanh nghiệp phù hợp với mức sống của người dân và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Năm ngoái, Bộ Công nghiệp thông tin Thái Lan triển khai chương trình bán máy tính cho người nghèo với giá chỉ 260 USD cho một bộ máy để bàn. Để đảm bảo được mức giá ưu đãi này, Bộ nh⛦ờ cậy đến sự hỗ trợ của Microsoft bằng cách thuyết phục hãng giảm giá phần mềm. Tuy nhiên, Microsoft đã từ chối hợp tác.
Do đó,𓆏 Bộ này đã chuyển sang hướng khác. Từ tháng 5 năm ngoái, trên thị trường Thái Lan xuất hiện hàng loạt máy tính giá rẻ được đóng gói phiên bản của hệ điều hành Linux cùng với một bộ công cụ văn phòng bằng tiếng bản địa. Chiến dịch này tỏ ra hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 tháng, Bộ Công nghiệp thông tin có hơn 100.000 đơn đặt hàng trong tay. Điều đó đã khiến Microsoft phải lưu tâm đến và kết quả 𒅌là hãng phần mềm quyết định quay lại hợp tác với một đề nghị mà Bộ không thể từ chối. "Microsoft đưa ra mức giá ưu đãi đặc biệt: 1.500 baht (tương đương 38 USD) cho cả hai sản phẩm XP Home và Office XP", Jumrud Sawangsamud, Chủ tịch Ủy ban điện toán quốc gia, nói. Trong khi giá thị trường của Windows XP Home Edition là 4.500 baht và Office XP là 15.000 baht.
Từ thà﷽nh công này, Bộ Công nghiệp thông tin Thái Lan và Microsoft👍 tiếp tục hợp tác để triển khai một chương trình ưu đãi khác là bán máy tính xách tay giá rẻ cho công chức nhà nước.
Microsoft cho rằng thỏa thuận hợp tác với Thái Lan như là một hình thức kiểu mẫu cho các thị trường mới nổi. Do đó, khi Bộ Năng lượng, thông tin và truyền thông Malaysia công bố một💃 dự án tương tự là tăng số hộ gia đình ở nông thôn có máy tính, Microsoft đã sẵn sàng hỗ trợ. Theo đó, những khách hàng của chương trình "PC Gemilang: PC Mampu Beli_ "Glorious PC: Affordable PC" có thể mua những chiếc PC 𝓀cài phần mềm nguồn mở với giá 988 ringgit (260 USD). Hoặc họ có thể lựa chọn những bộ máy tính cài phiên bản Windows XP Home Edition và bộ công cụ văn phòng bằng tiếng Mã Lai giá 1.147 ringgit (302 USD).
Việt Nam cũng đang triển khai dự án phổ cập tin học, theo đó sẽ cung cấp 2 triệu máy tính giá rẻ để các hộ gia đình có thu nhập thấp và thanh niên có thể sở hữu máy tính. Đối tượng của chương trình này là thanh niên nôn🍨g thôn, vùng sâu. Cuối năm ngoái, Việt Nam đã đàm phán với Microsoft về dự án này.
Thời gian gần đây, nạn vi phạm bản quyền t𒁃ăng mạnh ở Đông Nam Á cộng với sự phổ biến của hệ điều hành mã mở khiến Microsoft phải tính lại con đường kinh doanh của mình. Tuy vậy, công ty vẫn tự tin về mức🐈 độ ảnh hưởng không đáng kể của Linux trong dòng máy tính để bàn. Điển hình là ngay cả khi Thái Lan tung ra những chiếc PC cài Linux hồi năm ngoái, các quan chức nước này vẫn phải thừa nhận rằng nhiều máy tính sau đó đã được cài lại bản Windows sao chép.
Theo Liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế, năm ngoái, khoảng 72% phần mềm doanh nghiệp được sử dụng ở Thái Lan đều vi phạm bản quyền. Malaysia, tỷ lệ 🔥này là 68%, trong khi Việt Nam cùng với Nga xếp✨ ở vị trí trót bảng - 93%.
Thanh Tú (theo AP)