Sau hơn một tháng cho người dùng là lập trình viên dùng thử Windows 11, Microsoft bắt đầu chuyển༒ sang giai đoạn thử nghiệm rộng rãi hơn là Beta. Đây được coi là phiên bản ổn định và ít lỗi hơn đáng kể so với bản Windows 11 Dev cho tải về từ 29/6.
Với Windows 11 Beta, Microsoft không còn đưa ra khuyến cáo độ ổn định không cao và nhiều lỗi như bản Dev. Tuy nhiên, hãng cũng khuyên người dꦺùng cân nhắc khi cài đặt với máy tính làm việc chính, tránh các sự cố ảnh hưởng đến dữ liệu, công việc thường ngày.
Để tải về bản Windows 11 Beta, n♔gười dùng cần thay đổi tùy chọn trong chương trình Windows Insider Program. Ở mục chọn cài đặt Insider, chuyển từ Dev Channel sang Beta Channel.
Thông thường, điều này sẽ yêu cầu cài đặt lại toàn bộ, nhưng trong một thời gian giới hạn, bạn có thể chuyển từ kênh Dev sang Beta. Đi tới Windows Update> Windows Insider Program để thực hiện chuyển đổi. Chương trình thử nghiệm sẽ còn một giai đoạn cuối là Release Preview - bản gần như hoàn chính trước kh🅠i cho tải về chính thức.
Để cài đặt được Windows 11 Be🎶ta, máy tính người dùng cũng cần đạt các yêu cầu của Microsoft giống như bản chính thức. Để kiểm tra, máy tính cần có phần mềm PC Health Check App mới nhất . Sau khi cài đặt, cần đăng nhập tài khoản Microsoft để kiểm tra khả năng tương thích của máy tính.
Một số lý do phổ biến của các máy tính khôngไ được hỗ trợ bao gồm bộ nhớ trống dưới 64 GB, bộ vi xử lý không thuộc diện hỗ trợ, không có Secure Boot hay TPM 2.0.
Về phần cứng, máy tính cài được Windows 11 đòi hỏi cấu hình tối thiểu bao gồm:
- Vi xử lý hỗ trợ 64 bit tốc độ 1 GHz hoặc hơn, tối thiểu là hai nhân.
- Chỉ một số dòng chip xử lý mới được hỗ trợ. Xem danh sáchtại đây
- RAM tối thiểu 4 GB.
- Trusted Platform Module (TPM) phiên bản 2.0.
- Chip đồ họa tương thích 🧸DirectX 12🌞 hoặc mới hơn với trình điều khiển WDDM 2.0.
Microsoft cũng cho biết Windows S Mode sẽ phải chuyển chế độ khỏi🐼 bản S Mode trước khi nâng cấp. Ngoài ra, chế độ S Mode chỉ khả dụng trên phiên bản Windows 11 Home Edition.
Hoài Anh