ꦿGiải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh sau 👍vụ sạt lở đất do lũ. |
Tại Quảng Ngãi, UBND tỉnh đang tổ chức lực lượng dọn dẹp vệ sinh, tu bổ lại nhà cửa, thu hoạch nông sản và xử lý nguồn nước. Các phường xã được cung cấp hóa chất xử lý nước uống và môi trường. UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị huy động lực lượng và phương tiện hỗ trợ gia đình nạn nhân dò tìm xác người mất tích. Đặc biệt, các đơn vị xây dựng cần khôi phục ngay tuyến đường bị hư hỏng, phấn đấu thông đường vào ngày 25/10.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, mực nước các sông ở Bắc Trung Bộ biến đổi chậm, các sông ở Trung, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đang xuống. Mực nước 7h sáng nay trên sông Hương tại Huế là 0,64 m (trên báo động 1 là 0,14 m); sông Trà Khúc tại cầu Trà ꦗKhúc là 4,15 m (ở mức báo động 2); sông Vệ tại trạm Sông Vệ là 3,19 m (ở mức báo động 2); sông Kôn tại Thạnh Hòa là 7,19 m (trên báo động 2 là 0,69 m); sông Đà Rằng tại Phú Lâm là 2 m (trên báo động 1 là 0,3 m); sông Sêrêpôk tại Bản Đôn là 170,12 m. Ngày mai, mực nước các sông ở Bắc Trung Bộ sẽ biến đ🎶ổi chậm. Các sông ở Trung Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp tục xu🅠ống. Các sông ở Nam Trung Bộ có dao động nhỏ. |
Tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 300 tấn lương thực, hơn 200 tấn giống lúa, rau đậu và 1,5 tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình có người bị chết, bị thương và nhà sập hoàn toàn.
Tại Quảng Nam, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tập trung kiểm tra tình hình thiệt hại, vận động nhân dân giúp đỡ nhau để chủ động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, nhất là các huyện miền núi. Hiện mực nước lũ đã rút xuống dưới báo động 2 nên tại nhiều khu dân cư, bà con đang khẩn trương nạo vét bùn, tẩy trùng nhà cửa và giếng nước ăn. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 6.000 hộ dân bị ngập nước. 230 nhà bị sập hoàn toàn và 1.500 nhà bị tốc mái, xiêu vẹo. Về nông nghiệp có 2.800 ha lúa vụ ba, 3.800 ha hoa màu và 35 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập.
Trong cuộc họp chiều qua với đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ dẫn đầu, Quảng Nam đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 30 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân vùng lũ.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, mưa lũ cũng đã làm 2 người ở Phú Yên, 5 người ở Thừa Thiên - Huế thiệt mạng. Như vậy, đến nay, số người chết trong trận lũ là 40 (Quảng Ngãi có 17, Bình Định 13, Quảng Nam 3). Số người bị thương là 27. Tổng thiệt hại về vật chất lên đến 237 tỷ đồng.
Ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu:
1. Tiếp tục chỉ đạo tốt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người.
- Tổ chức cứu trợ kịp thời các gia đình có người chết, bị thương, mất nhà cửa, giúp đỡ các gia đình bị thiếu đói, bị lũ chia cắt. Phải có biện pháp chủ động phòng ngừa dịch bệnh phát sinh. Phối hợp các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội để vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Các công trình giao thông, các hồ đập thủy lợi và các công trình phòng, chống lụt, bão bị hư hại, phải có biện pháp khôi phục, sửa chữa ngay để chủ động đối phó.
2. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Thủy sản, Y tế và các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh miền trung trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả; khẩn trương xem xét, giải quyết những đề nghị cấp thiết của địa phương để sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị thiên tai.
3. Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Quân Khu 5, Bộ đội Biên phòng và các đơn vị xung kích bố trí lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp về mưa lũ, thiên tai kịp thời.
4. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra, thường xuyên báo cáo Thủ tướng.
Như Trang