Bên cạnh những người bạn🌼 thân quây quần trong ngôi nhà lớn đèn đuốc rỡ ràng của gia đình tại Sacramento, thủ phủ tiểu bang California (Mỹ), Trịnh Quang Hà, em trai kế của cố nhạ🦄c sĩ Trịnh Công Sơn nói về "miếng đòn định mệnh" đã đưa Trịnh Công Sơn từ giấc mơ võ sư sang đời nhạc sĩ.
Thời 1956-1957, cả hai anh em Sơn và Hà (cách nhau hai tuổi) đều học võ thuật tại Huế, quyết chí trở thành thày võ. Trịnh Công Sơn khi ấy chẳng quan tâm về âm nhạc. Theo lời kể của Trịnh Quang Hà, "Anh Sơn đã lớn, 18-19 tuổi rồi mà chỉ thấy anh mê võ. Nhà có một cây đàn guitar gỗ cũ nhưng rất ít khi anh Sơn sờ tới. Anh thường mânไ mê cặp găng boxer, tập đi bài quyền của phái Vovinam, nghiên cứu và luyện võ theo sách nhu đạo. Anh thường xuyên nói chuyện võ chứ không nghe anh nói chuyện nhạc bao giờ".
Cho đến "một buổi sáng mùa hè năm 1957, anh Sơn và tôi tập nhu đạo để chuẩn bị thi lên đai "ma-rông" ở sân nhà trên đường Phan Bội Châu (ngã giữa Huế). Sau một hồi hai anh em tập dượt, quần thảo thì sự cố xảy ra. Khi tôi dùng sức đưa cú đấm "đơ-dem-ê-côn" thì anh Sơn cũng ꦍdùng hết sức chặn. Tôi rị lại, té nhào trên mình anh Sơn và không cưỡng nổi quán tính của đường quyền đang chuyển động, cùi chỏ của tôi theo đà ấn xuống, đập một đòn chí mạng vào ngực anh. Anh Sơn thổ huyết lai láng (gần cả thau) và nằm ngục ngay tại chỗ".
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngày còn sống. Ảnh: photobucket |
Sau biến cố này, Trịnh Công Sơn nằm liệt giường suốt hai năm. Trong suốt cả năm đầu ông phải húp cháo lỏng và ăn uống cần người đút. Khi Trịnh🅘 Công Sơn gượng dậy được thì thú vui của ông là "cây đàn bỏ quên".
Với kiến thức nhạc lý căn bản trong những năm học trung học trường Tây, Trịnh Công Sơn tìm vào thế giới ♍âm thanh như một lối thoát, một khúc quanh, một ngã rẽ tình cờ của thân phận vô thường.
Ngày rời giường bệnh cũng là ngày mà Trịnh Công Sơn "vịn" âm thanh đứng dậy. Nhạc của ông đã có đường bay nghệ thuật riêng. Ca từ của Trịnh ꦚcó mãnh lực diệu kỳ cuốn hút người thưởng ngoạn nghệ thuật.
Nhiều người thắc mắc tại sao người ta yêu thích ca từ của Trịnh Công Sơn ngay cả khi không hiểu tác giả muốn♕ nói gì. Trịnh Công Sơn đã thổi ♔hồn phách vào lời nhạc mà không thông qua những khái niệm đời thường của ngôn ngữ. Khi người ta quên ký hiệu ngôn ngữ để chỉ còn nhớ lời ca của Trịnh được hát lên, tấu lên thành giai điệu đầy ắp mà không cần phân tích lý luận "lời buồn thánh", "cỏ xót xa đưa" là gì thì chính là khi Trịnh Công Sơn ca khúc khải hoàn.
Đời đã và sẽ có bao 🔴nhiêu nụ hôn, bao nhiêu miếng đòn, bao nhiêu cuộc hẹn, sự đời biến cố mang tính "định mệnh" làm thay đổi con người và hoàn cảnh như trường hợp Tr🌠ịnh Công Sơn?
(Theo Pháp Luật TP HCM)