Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 1964 đến 1999, trinh sát cơ Blackbird SR-71 của kh♛ông quân Mỹ gần như thống trị bầu trời nhờ tốc độ bay không có đối thủ và trần bay thuộc hàng cao nhất so với các má💟y bay cùng thời.
Tốc độ bay cực đại lên đến Mach 3,3 (4.042 km/h) của SR-71 giúp nó từng dễ dàng ra vào không phận Liên Xô như chốn không người để tiến hành các hoạt động trinh sát do thám. Theo thống kê, hàng nghìn quả tên lửa phòng không🌌 đã được🌠 Liên Xô phóng lên để bắn hạ chiếc máy bay do thám này, nhưng tất cả đều "chào thua" trước tốc độ của nó và phát nổ ở nơi chiếc máy bay vừa vụt qua.
Thời kỳ đó, không quân Liên Xô chủ yếu được trang bị tiêm kích Mig-25, chiếc tiêm kích đánh chặn 🔯siêu thanh nhanh nhất mà quân đội nước này ✃có. Trên lý thuyết, Mig-25 với tốc độ Mach 3,2 vẫn có thể bắn hạ SR-71 bằng tên lửa không đối không, tuy nhiên nhiệm vụ này tỏ ra bất khả thi bởi Mig-25 không thể duy trì tốc độ cực đại tron𒁏g một thời gian dài như SR-71.
Đích thân Tổng b💝í thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev đưa ra yêu cầu cấp bách là phải thiết kế một loại máy bay đánh chặn đủ khả năng khắc chế SR-71, trꦉánh việc Liên Xô có thể thường xuyên nằm trong tầm ngắm của đối phương.
Năm 1982, Cục Thiết kế Mikoyan-Gurevich đã🌄 ra mắt một loại máy bay tiêm kích đánh chặn mới là Mig-31, được thiết kế cải tiến dựa trên nền tảng Mig-25. Mig-31 là tiêm kích đa năng, được trang bị vũ khí với nhiệm vụ săn tìm và bắn hạ các mục tiêu như máy bay ném bom chiến lược, máy bay trinh sát tốc độ cao và các tên lửa hành trình bay thấp.
Theo trang mạng quốc phòng Air Power của Australia, Mig-31 có khả năng duy trì tốc độ siêu thanh trên quãng đường dài tới 722 km và có thể đến 2.200 km khi được tiếꦇp nhiên liệu trên không. Đây là khả năng mà không một máy bay chiến đấu nào cùng thời của phương Tây có thể bắt kịp.
Ra mắt ấn tượng
Nhiệm vụ đánh chặn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất của Mig-31 liên quan đến một vụ việc căng thẳng trong thờ♊i kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ngày 1/ 9/1983, chiếc máy bay dân sự Boeing 747 mang số hiệu 007 của hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Q🌌uốc) bị một chiếc Su-15 bắn hạ do xâm nhập sâu vào không phận Liên Xô. Phía Mỹ lúc đó cáo buộc Liên Xô che giấu thông tin và cản trở quá trình điều tra, đồng thời thường xuyên 🦩cử SR-71 để do thám tình hình.
Ngay lập tức một phi đội bao gồm 4 tiêm kích Mig-31 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Vladimir Ivlev được điều tới căn cứ không quân Sokol. Với các h꧅ệ thống radar hiện đại, 4 chiếc Mig-31 liên tục bay quần thảo cả ngày lẫn đêm dọc theo các tuyến biên giới nhằm ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào của♛ SR-71.
Khi🗹 phát hiện mục tiêu chuẩn bị xâm nhập không phận, phi đội sẽ lập tức tiến tới gần ở cự ly khoảng 300–320 km, chuyển radar về chế độ bức xạ đồng thời báo cáo thông tin với trạm kiểm soát mặt đất. Sau đó, các phi công tiếp tục áp sát đối tượng, khóa mục tiêu ở cự ly 120-150 km, sẵn sàng nhận lệnh tấn công.
"Tại thời điểm này, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của SR-71 sẽ được kích hoạt, các phi công của trinh sát cơ Mỹ biết mình đang bị săn đuổi và không thể giữ được bình tĩnh. Họ không thể làm gì hơn ngoài việc tăng tốc bỏ chạy", nhà báo ♏hàng không người Đức Stefan Buttne♕r nhận định.
Trước đó, vào cuối tháng 4/1983, một phi đội Mig-31 cũng được điều đến căn cứ không quân Moncheg🐽orsk, gần Bắc Cực với nhiệm vụ đánh chặn các SR-71 đến từ căn cứ không quân Mildenhall của Anh. Đại tá Mikhail Myagkiy là một trong số những phi công chiến đấu ưu tú nhất được bay 🍰trên những chiếc Mig-31 này. Trong khoảng thời gian 4 năm,💎 Myagkiy đã thực hiện đánh chặn thành công 14 vụ xâm nhập của SR-71 ở không phận phía Bắc Liên Xô
Theo Myagkiy, máy bay do thám khi đó thường xuyên xuất hiện từ hướng Na Uy, 🌟băng qua bầu trời Biển Trắng, tiếp cận phía Bắc Novaya Zemlya trước khi thực hiện hành trình quay về căn cứ từ phía Tây qua Bắc Băng Dương.
Không thể chạy thoát
Theo đại tá Myagkiy, để đánh ch🅰ặn một máy bay siêu nhanh như SR-71, việc phối hợp 𓆉hành động chính xác là yếu tố tiên quyết.
"Để ngăn chặn SR-71, phi đội phải tính toán tới những giây cuối cùng, và máy bay chỉ có thể cất cánh chính xác 16 phút sau khi nhận được cảnh báo từ radar. Sự xuất hiện của SR-71 luôn kéo theo tâm trạng căng t✅hẳng cực độ", đại tá không quân này kể lại.
Trong lần đánh chặn thứ 8 vào ngày 31/1/1986, sau khi nhận được mệnh lệ﷽nh phải cất cánh vào lúc 11h, mọi n🌊gười trong phi đội của Myagkiy lập tức lao hết tốc lực về phía máy bay.
Sau khi cất cánh, chiến đấu cơ của họ nhanh chóng đạt vận tốc cực đại 🎐ở độ cao 8.000 m. Tại độ cao 16.000 m, Mig-31 đã khóa được m🧜ục tiêu chiếc SR-71 bằng các thiết bị hồng ngoại từ khoảng cách 120 km. Máy tính của máy bay tự động nạp dữ liệu mục tiêu vào tên lửa, và 4 hình tam giác xuất hiện trên mục tiêu được chiếu sáng ở mũ hiển thị, phi công sẵn sàng bấm nút khai hỏa tên lửa không đối không R-33 ngay sau khi nhận lệnh.
"Nếu các máy b🎐ay do thám thực sự xâm nhập không phận, tên lửa chắc chắn sẽ được phóng ra và không có cơ hội nào để một chiếc máy bay do thám như SR-71 có thể thoát khỏi một tên lửa R-33", đại tá Myagkiy nói.
Thực tế chứng minh chiến thuật đánh chặn của không quân Liên Xô đã được thực hiện hiệu quả. Các máy bay SR-71 s𝄹au đó buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, bằng cách giữ một khoảng cách lớn với không phận Liên Xô và trang bị thêm các thiết bị trinh sát hiện đại hơn.
Tuy nhi𓆉ên, các quan chức không quân Liên Xô vẫn chưa hài lòng và muốn SR-71 phải biến mất hoàn toàn khỏi bầu tౠrời. Các căn cứ không quân Liên Xô sau đó đã được tăng cường các chiến đấu cơ thế hệ mới Mig-31🀅. Trong tháng 10/1986, Mig-31 được phái tới căn cứ khôngꦜ quân Komsomol’skii.
Năm 1985, các căn cứ Archangel và Kamchatka cũng nhận được những chiếc Mig-31 nâng cấp. Bán đảo Yugorskii Peninsula ở Biển Trắng và Semipalatinsk ở Kazakhstan 🐓cũng nhận đư𓆉ợc những máy bay nâng cấp mới vào năm 1986.
Thời gian sau đó, không quân Liên Xô tiếp tục tăng cường chiến dịch săn lùng và truy đuổi SR-71. 🍷Điển hình là vào ngày 3/6/1986, họ đã dùng tới 6 chiếc Mig-31 phối hợp đánh chặn SR-71 từ tất cả các hướng trên vùng biển Barents. Sau vụ việc này, không một chiếc SR-71 nào dám bén mảng đến gần biên giới Liên Xô, và đến năm 1989, CIA đã hủy bỏ chương trình sản xuất thêm các trinh sát c🍎ơ loại này.
Nguyễn Hoàng