Tại Hội thảo chuyên đề về Già hóa dân số - Aging Summit 2022, ThS. Lê Thu Huyền, đại diện Viện Khoa Học Lao động và Xã hội (ILSSA) đánh giá nhóm Millennials vẫn chưa đủ tự tinꦯ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thoải mái khi về già dù đã có nhận thức ít nhiều về việc lên kế hoạch chuẩn bị c𝓀ho tuổi xế chiều của bản thân.
Dẫn chứng quan điểm này, bà Huyền chỉ ra thu nhập bình quân của nhóm Millennials 📖cũng ở mức thấp với 6,23 triệu/tháng. Hơn 30% người lao động có thu nhập thấp dưới 5 triệu mỗ🐭i tháng và không có hợp đồng lao động và 62,1% không tham gia bảo hiểm xã hội.
The𝔍o đó, dù đã có những nhận thức cho tuổi xế chiều, song, để chuඣẩn bị cho tuổi già chủ động thay vì lệ thuộc, nhóm Millennials vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Để có sự chuẩn bị cho tuổi già, đặc biệt trên khía cạnh tài chính, Millennials cần nhìn nhận toàn cảnh bức tranh về cơ hội và thách thức.
Cụ thể, ở góc độ cơ hội,🔴 khác với Baby Boomers (1946-1964) và Gen X (1965-1980), thế hệ Millennials được sinh ra và♔o thời kỳ bùng nổ của máy tính và mạng Internet. Điều này tạo ra thuận lợi giúp họ chủ động tiếp cận kiến thức từ nhiều nền tảng để phát triển các kỹ năng quản lý tài chính và đa dạng hóa các kênh đầu tư. Đây là lợi thế của Millennials nếu so với các thế hệ trước, những người thường chỉ áp dụng phương pháp tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi xế chiều. Việc phát triển các kỹ năng quản lý tài chính sớm tạo ra tiền đề để thế hệ này chủ động lên kế hoạch cho việc hiểu và tiếp cận kế hoạch già hóa chủ động.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, người trẻ vẫn phải đối mặt với những thách thức nhất định. Khi có quá nhiều lựa chọn với đa dạng cách thức đầu tư, dẫn đến dễ nảy sinh tâm lý trì hoãn dẫn đến việc chưa có kế hoạch đủ rõ ràng và quyết liệt để chuẩn bị cho tuổi xế ch🐷iều.
TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng: "Việt Nam còn khoảng thời gian rất ngắn khoảng 14 năm trước khi bước vào thời kỳ dân số già". Đây là khoảng thời gian không dài để chuẩn bị cho bước chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già" nếu thế hệ Millennials꧑ không đẩy nhanh sự chuẩn bị.
Ngoài áp lực thời gian, rào cản khácﷺ trong quá trình già hóa chủ động đến từ cách thức chuẩn bị cho giai đoạn này. Kể cả khi nhận thức được sự đe dọa của già hóa dân số, nhóm đối tượng này vẫn đi trên "một sợi dây mảnh" khi thiếu sự chuẩn bị an toàn.
Số lượng người trẻ chuẩn bị đầy đủ "tấm áo giáp" bảo vệ tuổi già an toàn vẫn thấp. "Chỉ có 37,42% đối tượng nghiên cứu đang tham gia bảo hiểm xã hội và 21,54% đã tham gia bảo hiểm nhân thọ", PGS.TS Giang ♑Thanh Long - Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS) đưa ra số liệu tại hội thảo.
Để hạn chế các rào cản, TS. Bùi 𓄧Sỹ Lợi đưa ra lời khuyên giúp người trẻ có thể già hóa chủ động với tài chính đảm bảo. Cụ thể, người trẻ có thể mở rộng, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, kết hợp bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng đa dạng nhu cầu của 𓃲từng nhóm đối tượng.
"Không nên độc tôn bất cứ hệ thống bảo hiểm nào", ông Lợi nhận định. Đâ♈y là một trong những giải pháp hóa giải tình trạng già hóa dân số với tốc độ cao ở nước ta hiện nay.
Trên hành trình chuẩn bị cho tuổi già độc lập, yếu tố tài chính là mối bận tâm hàng đầu của thế hệ trẻ, bởi đây là điều kiện "cần" quyết định൲ các yếu tố khác. Xây dựng kế hoạch tài chính là tiềnꦡ đề để người trẻ tạo ra bước chuẩn bị dài hơi cho tương lai và tuổi già của mình.
Bên cạnh yếu tố tài chính, để chuẩn bị cho tuổi già giảm bớt sự lệ thuộc đối với người khác, thế hệ Millennials cũng cần đảm bảo đủ các yếu tố khác như sức khỏe thể chất, tinh thần và gắn kết xã hội n𝓰hằm có bản "đề cương" chi tiết cho tuổi xế chiều.
Trước bối cảnh xã hội Việt Nam có sự chuyển mình nhanh chóng từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già", cũng như mong muốn đồng hành cùng người trẻ Việt cho việc chuẩn bị một tuổi già hạnh phúc, thúc đẩy người trẻ bắt đầu hành động, Prudential Việt Nam ra mắt trang thông tin và nhằm cung cấp thông tin giúp người trẻ hoạch định kế hoạch dự trù tài chính cho tuổi già. |
Hồng Thảo