NSƯT Minh Châu xuất hiện trên sân khấu Lễ trao giải thưởng truyền hình do khán giả bình chọn với tạo dáng nhân vật bà Thường trong "Bí thư tỉnh ủy". Ảnh: Ngọc Trần. |
- Năm 2010, khán giả ấn tượng với một bà Thường rất mạnh mẽ và Minh Châu đảm nhận. Chị nhận được những phản ứng nào của người xem về vai diễn trong “Bí thư tỉnh ủy” - bộ phim vừa được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng truyền hình?
- Khi làm phim, người nghệ sĩ quan trọng nhất là phản ứng của khán giả. Tôi từng nghĩ bộ phim nói về nhân vật lịch sử rất khô khan chắc sẽ không có người xem nhưng không ngờ mình lo xa quá. Ngay khi phim mới lên sóng, mọi người đã có những nhận xét tích cực, nhất là cho vai diễn của tôi - một bà rất nông dân, mạnh mẽ. Có thể nói, lần đầu tiên trên phim Việt có một người đàn bà ngồi hút thuốc lào. Tôi rất vui khi đã hoàn thành được một nhân vật để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Không phải cứ đề tài thành phố, diễn viên đẹp, nhà lầu xe hơi mới có thể hút khách. Bí thư tỉnh ủy là một minh chứng cho điều đó.
- Một Minh Châu có vẻ ngoài sang quý, đi ôtô - để vào vai một bà nông dân tóc quấn, áo nâu hẳn không phải đơn giản. Chị đã làm thế nào để “lột xác” mình?
- Với vai bà Thường, ban đầu êkíp thực hiện rất lo lắng vì không nhắm được người thích hợp cho ra chất nông dân. Chính anh Quốc Trọng tự tin: "Có một người mà khi tôi nói ra, mọi người sẽ giật mình". Khi anh nêu tên tôi, ai cũng khen anh Trọng sao có con mắt nhìn tài thế. Tuy nhiên, khi ấy, tôi đang đóng vai người phụ nữ hiện đại, năng động, tóc xoăn, quần áo điệu đà trong bộ phim Xin thề anh nói thật, một vai diễn hoàn toàn khác với chất của Bí thư tỉnh ủy. Nhưng tôi bị tò mò, thuyết phục bởi câu nói của anh Quốc Trọng: "Chỉ Minh Châu mới có thể vào vai bà Thường". Tôi vốn là người thích thể nghiệm và sự tin tưởng của đạo diễn cũn🌳g là nguồn động viไên lớn cho diễn viên khi thể hiện mình.
- Nhìn vào những vai diễn của Minh Châu từ trước đến nay có thể thấy sự chuyển biến hết sức rõ rệt. Ban đầu, chị thường đảm nhận dạng vai người đàn bà yếu đuối, chịu nhiều thua thiệt và bây giờ lại hóa thân thành những người có đời sống nội tâm mạnh mẽ. Con người ngoài đời của chị có thay đổi nào tác động lên cách chọn vai?
- Người diễn viên chuyên nghiệp khác với những diễn viên không chuyên ở chỗ, có thể đóng mọi loại vai. Tuy nhiên, nếu người diễn viên ấy mạnh ở điểm nào, thì vai diễn của họ cũng nổi trội hơn ở điểm đó. Tôi từ hình ảnh người đàn bà đau khổ, luôn khóc lóc thành người đàn bà cứng rắn, tꦍháo vát không chỉ ở công của tôi mà ở công đạo diễn.
Các đạo diễn hay bị ấn tượng bởi phim đầu tiên diễn viên đóng và họ nghĩ, người diễn viên này chỉ có thể đảm nhận vai ấy thôi. Đó là thói quen ăn sẵn, không dám thử sức, khám phá. Tôi cho rằng, một đạo 🐟diễn giỏi phải biết liều, khai thác những nét đối nghịch của diễn viên để gây bất ngờ cho khán giá. Ngay một người bình thường ngoài đời cũng thế, có những lúc người ta rất hiền lành, có lúc nổi nóng 🐻thành con người khác chứ không lúc nào cũng một chiều.
Minh Châu cho biết đã phải mất rất nhiều công tập luyện để hút thuốc lào. Ảnh: Ngọc Trần. |
- Người ta vẫn nói câu, vai diễn vận vào cuộc đời. Với chị, câu nói này có ý nghĩa gì?
- Phải nói chính xác là: vai diễn và cuộc đời có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đạo diễn hay mời diễn viên vào vai gần giống cuộc đời họ để người diễn viên có thể tái tạo dễ dàng những cảm xúc, thăng trầm mà họ trải qua trong đời thực khi lên phim. Ngày xưa, tôi "chuyên trị" dạng vai chồng chết, chồng bỏ và vai diễn ấy cũng có tương đồng với tôi ngoài đời thực. Thời gian tôi đóng phim Người đàn bà nghịch cát, vào va𒁃i người phụ nữ có cuộc sống không êm ấm cũng là lúc tôi đang rất căng thẳng ch🤡uyện gia đình. Bởi vậy khi diễn, tôi có cảm giác ăn vào vai diễn hơn.
Trong mấy chục năm làm nghề, tôi học được ở nhân vật những phần tốt. Nhiều khi mình nghĩ, nhân vật của 🅘mình đã vươn lên trong cuộc sống, tại sao mình không thể? Tôi học cách tháo gỡ nút thắt của nhân vật. Nhờ thế mà mới có một Minh Châu đang ngồi đây. Con người ta ai cũng có một bản năng để vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
- Nhìn vào Minh Châu lúc này, thấy chị mặc đẹp và đi ôtô đẹp, nhiều người cho rằng chị may mắn. Còn bản thân chị nhìn nhận cuộc đời mình thế nào?
- Tôi cũng thấy mình may mắn và những thứ tôi có được là nhờ sự mạnh mẽ. Một người chị họ của tôi từng nhận xét: Châu là người vừa rất cổ điển - vừa hiện đại, nhìn thì tưởng yếu đuối nhưng thực ra vô cùng mạnh mẽ. Tôi rất khoái chí với lời nhận xét đó bởi quả thực trong tôi luôn có sự song hành của những cái đối lập. Tôi không cố tỏ ra mình mạnh mẽ nhưng mọi thứ cứ thế trôi đi. Cũng 20 🗹năm để một mình đi qua thử thách rồi.
- 20 năm - một Minh Châu đẹp và nổi tiếng, hẳn không thiếu đàn ông muốn đưa vai cho chị dựa. Vì sao chị cứ mãi từ chối họ?
- Không phải tôi cố tình từ chối mà bởi đó là số phận - tôi tin vào s📖ố phận của tôi, có lẽ ông tr🥂ời bắt tôi phải chịu số kiếp sống một mình. Hơn nữa, khi người ta sống một mình quá lâu, người ta bị quen với nó. Lúc đầu, tôi cũng ước ao một cuộc sống gia đình êm ấm và thấy mình thiếu thốn một cái gì đó. Nhưng khi đã quen với sự lo toan, tôi không muốn tìm một người đàn ông vì e ngại thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của mình và con.
Sau khi con gái đi du học, kết hôn và sống tại Mỹ, tôi vẫn thấy mình không cần tới sự có mặt của một ai khác trong nhà. Tôi có một nhóm bạn chơi, thường ngồi nói chuyện phiếm về cuộc đời, đôi khi cũng bàn về cái mà người ta gọi là hạnh phúc gia đình. Nhiều người có chung suy nghĩ với tôi rằng: sống một mình có những tự do và cảm giác rất dễ chịu, thích làm gì thì làm. Những giây phút lễ tết, khi ai về nhà ấy, tôi lại để sự bận bịu cuốn lấy mình. Tự tôi làm bữa cơm cúng giao thừa, rồi tự lái xe ra chùa xin lộc và quay vềꦯ tự xông nhà, không còn thời gian để nghĩ: "Ôi, mình buồn quá, giao thừa chẳng có ai ở bên".
Có lẽ tôi là người quá lãng mạn chăng? Không biết người khác thế nào, riêng tôi, đôi khi tôi thấy thích một sự lọ mọ và tôi gọi 𝕴đó là sự đơn độc thú vị.
Chị đã đoạt hai giải nữ diễn viên xuất sắc với vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông (đạo diễn Đặng Nhật Minh), Liên trong phim Người đàn bà nghịch cát (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn). |
- Sự một mình ấy, có khi nào là do ám ảnh bởi những câu chuyện quá khứ?
- Không. Khi tôi và chồng có những trục trặc trong cuộc sống🐻, tôi cho rằng mỗi người có bản ngã riêng, quan niệm riêng và khi ta không thể hợp nhau vì những điều đó, ta trở thành những người bạn. Ít nhất mình từng thấy người ta phù hợp, đáng yêu khi đến với họ. Đôi khi, những tình bạn ấy rất cần thiết trong cuộc đời mình và khi mình chơi với những người bạn khác, chưa chắc mình đã có thể cởi lòng bằng chơi với người từng là người tình. Có khi hai người chỉ cần nói nửa câu đã hiểu nhau muốn gì. Tôi chẳng trách một người đàn ông nào, thậm chí có những điểm tôi thấy mình phải học tập ở người ta rất nhiều. Ví dụ như bố con gái tôi. Tôi học ở anh cách thế nào để hiểu cuộc sống, cách dậy con, cách cư xử quá tốt, quá rộng lượng với những người xung quanh.
Ngay lúc tôi và anh chia tay, tôi bế con nhỏ ra khỏi nhà, đi thuê 8m vuông làm nơi chui ra chui vào, tôi cũng chẳng trách gì anh. Tôi quan niệm, nếu trách móc thì không bao giờ một phía, có thể mình cũng mang nhiều điều không phải với người ta. Mỗi người tựa như một ốc đảo, đừng đò🌳i hỏi họ cư xử theo cách mình chờ đợi.
- Con gái chị có bao giờ trách móc mẹ đã không cam chịu như những phụ nữ khác để giữ một mái ấm gia đình nguyên vẹn?
- Con gái rất hiểu tôi. Nó luôn là một người bạn của m💮ẹ về quan điểm sống, tình yêu. Hai mẹ con thường tâm sự với nhau. Nhiều khi tôi kể cho con biết ༺về những người đàn ông đến với tôi - và chờ nghe sự góp ý của con gái. Đừng nghĩ người trẻ sẽ kém mình mà áp đặt mọi cái. Tôi thích chơi với những người trẻ và tôi thấy có những điều mà tôi cần học họ. Bạn của con tôi cũng hay tâm sự với tôi và tôi nghĩ không phải tự nhiên mà họ lại làm như thế. Tôi cố gắng sống cấp tiến và không trì trệ theo tuổi của mình.
Ngọc Trần thực hiện