Lệ Thủy là khách mời trong buổi giỗ tổ do Minh Vương tổ chức chiều 27/9. Đôi nghệ sĩ ngẫu hứng trình bày trích đoạn tuồng do cố soạn giả Trần Hữu Trang sáng tác. Họ không hát chung gần hai năm, song với tác phẩm từng làm nên tên tuổi Minh Vương - Lệ Thủy, cả hai phối hợp ăn ý. Khi Lệ Thủy hát câu đầu tiên với vai Nguyệt - nhân vật chính của vở, dàn nghệ sĩ cải lương ngồi dưới vỗ tay. "Sau nhiều năm, giọng ca của 'cặp đôi vàngﷺ' tôi ngưỡng mộ vẫn ngọt ngào, mùi mẫn như xưa", Thanh Tuấn tấm tắc.
Lệ Thủy nói hàng năm, đến ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch), bà luôn dự chương trình tưởng nhớ tổ nghiệp do Minh Vương thực hiện. Đôi nghệ sĩ có mối lương duyên hơn 50 năm qua. Thập niên 1960, khi Minh Vương mới nổi tiếng với giải Khôi nguyên vọng cổ, ông được mời về đoàn Kim Chung. Tại đây, ông gặp Lệ Thủy, cùng bà thu âm nhiều bản nhạc. Bản vọng cổ đầu tiên Minh Vương - Lệ Thủy thu trên đĩa là Bánh bông lan của soạn giả Loan Thảo. Sau đó, ông dần thay thế Minh Phụng, trở thành "tình nhân sân khấu" của Lệ Thủy với các vở Đêm lạnh chùa hoang, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Máu nhuộm sân chùa... "Sau này, khi lưu diễn ở miền Tây, tôi và anh Minh Vương luôn được khán giả yêu cầu ca bản Bánh bông lan và trích đoạn Tô Ánh Nguyệt🃏, đến giờ vẫn thuộc làu từng chỗ luyến láy", bà nói.
Nghệ sĩ ngưỡng mộ Minh Vương vẫn xông xáo dù đã 70 tuổi, từng trải qua ca phẫu thuật ghép thận. Gần đây, ông trở lại với ghế "nóng" Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng 🐈vì còn nhiều tâm huyết với các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca cổ. Ông tổ chức triển lãm hơn 100 ảnh chân dung, hoạt động nghệ thuật tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1) nhân kỷ niệm 60 năm đi hát. "Tôi mong ông vẫn giữ được 'lửa' nghề ở những năm tới, dù tình hình sân khấu ngày một khó khăn", bà nói.
🍨Minh Vương được gia đình giúp sức để lễ giỗ tổ diễn ra suôn sẻ. Vợ ông - bà Đỗ Thị Hồng - đến nhà hàng từ sớm để phụ giúp chồng bày biện bàn thờ tổ nghề, sửa soạn lễ vật. Bà chỉ đứng ở một góc tiệc, theo dõi chồng tiếp khách, thỉnh thoảng giúp ông chỉnh lại cổ áo, vén lại mái tóc. 30 năm kết hôn, bà đồng hành cùng ông trong cuộc sống lẫn công việc. Bà thay ông sắp xếp lịch diễn, nhắc ông đến giờ uống thuốc. Vốn kỹ tính, bà luôn tự tay chọn thực phẩm sạch để nấu nướng cho chồng. "Những gì tôi có ngày hôm nay phần lớn nhờ người vợ tảo tần của mình", Minh Vương nói.
Nhiều tên tuổi gạo cội góp mặt ở sự kiện như nghệ sĩ Kim Cương, Thanh Tuấn, Thanh Điền - Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Mộng Tuyền... Sau nghi thức dâng hương lên tổ nghiệp, các nghệ sĩ biểu diễn các trích đoạn góp vui cho chương trình. Chí Tâm trình bày bản ca cổ Trăm năm còn vang mãi lời ca do ông sáng tác. Phượng Hằng khoe làn hơi dài với bản Khi rừng thu thay lá (cố soạn giả Yên Lang). Mộng Tuyền biểu diễn trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga.
* 𝔍Minh Vương, Lệ Thủy - 'tình nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm'
Minh Vương sinh năm 1950. Năm 1964, ông đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ. Sang thập niên 1970, Minh Vương được nhiều hãng đĩa để ý và mời thu thanh. Ông thành công với các vở diễn như Đời cô Lựu, Máu nhuộm sân chùa, Rạng ngọc Côn Sơn... Ngoài Lệ Thủy, ông còn diễn chung với nhiều cô đào: Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Mỹ Châu, Út Bạch Lan... Năm 1985, ông đoạt danh hiệu Diễn viên sân khấu được yêu thích nhất sau 10 năm giải phóng 🀅do báo Tuổi trẻ bình chọn. Năm 1990, ông đoạt huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Năm 2008, ông và Lệ Thủy ra mắt Sân khấu vàng - một chương trình xã hội hóa, do nhà hát Trần Hữu Trang quản lý, vừa là sân chơi cho các nghệ sĩ cải lương gạo cội, vừa tạo nguồn quỹ làm từ thiện. Cùng năm, Minh Vương - Lệ Thủy được trao kỷ lục Guinness cặp đào - kép đóng chung lâu năm và ăn ý nhất Việt Nam. Tháng 8/2019, ông được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân.
Mai Nhật