Trong đêm diễn Minh Vương - Khôi nguyên vọng cổ tại Nhà hát Bến Thành, Lệ Thủy là một trong những khách mời được đón chờ. Đôi nghệ sĩ tái diễn tuồng Tô Ánh Nguyệt (soạn giả Trần Hữu Trang) với trích đoạn ông Minh gặp lại Nguyệt khi về già, mong chuộc lại lỗi lầm xưa. Phân đoạn cuối, Minh chống gậy, nói lời giã biệt để ra ♛về, Nguyệt day dứt nhìn theo dáng đi run run của người tình một thời.
Sau cảnh ♓kết, Minh Vương trêu Lệ Thủy bằng cách giả vờ đi thẳng vào hậu trường để bà phải níu ông lại, cùng nắm tay ra chào khán giả. Nhận bó hoa từ người hâm mộ, ông trao cho bạn diễn và nói: "Tôi và Lệ Thủy không thể xa nha🐲u là vậy".
Lệ Thủy cho biết với bà, Minh Vương là "người tình sân khấu" gắn bó nhất sau hơn 60 năm ca hát. Những năm gần đây, ông chủ yếu làm giám khảo các cuộc thi vọng cổ, còn bà lưu diễn nước ngoài, cả hai hiếm có dịp hát chung. Nghe tin Minh Vương làm đêm diễn đầu tiên trong sự nghiệp, bà liền thu xếp từ Mỹ về nước để tham gia. Mỗi lần về miền Tây hát, bà thường được khán giả đề nghị diễn lại trích đoạn Tô Ánh Nguyệt và Bánh bông lan - bản tân cổ gắn liền tên tuổi cả hai. "Tôi và anh hát thuộc làu từng chỗ luyến láy, 'ăn bánh bông lan' mãi mà vẫn chưa thấy ngán", bà nói vui🐎.
Họ được đồng nghiệp lẫn khán giả gọi là "bộ đôi vàng" của làng sân khấu nhiều thập niên qua. Gặp nhau ở độ tuổi đôi mươi, Minh Vương nhanh chóng trở thành bạn diễn ăn ý của Lệ Thủy, thay thế cho Minh Phụng ở đoàn Kim Chung. Nhờ giọng hát với âm sắc hiếm, lối xử lý đặc trưng, đôi nghệ sĩ gây tiếng vang qua các vở Đêm lạnh chùa hoang, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Máu nhuộm sân chùa. Năm 2008, Minh Vương - Lệ Thủy được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu Đôi nghệ sĩ cải lương đóng chung lâu năm và ưng ý nhất, sau khi cùng tham gia hơn 200 vở tuồng và hàng trăm bài tân cổ gia♔o duyên𒆙.
Trong bốn giờ diễn, Minh Vương tái hiện nhiều trích đoạn vang danh suốt sự nghiệp. Đảm nhận vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt, ông thể hiện ánh mắt đau đáu của người đàn ông ở tuổi xế chiều, mong được người yêu tha thứ và nối lại tình xưa. Ở tuổi 74, nghệ sĩ vẫn giữ được nhịp hát ổn định, phối hợp nhuần nhuyễn cùng dàn đờn ca tài tử khi lên vọng cổ: "Vậy từ nay hai 🥀ta âu yếm gọi nhau cho đến hơi thở sau cùng/ Nửa đời còn lại anh với em gắn bó mặn nồng".
Trích đoạn Đời cô Lựu (Trần Hữu Trang) cũng là một trong những điểm sáng của chương trình, chiếm thời lượng dài nhất show. Minh Vương vào vai Võ Minh Luân, người con thất lạc nhiều năm của cô Lựu (Bạch Tuyết). Trong phân đoạn nhân vật gặp 🧜lại cha - ông Hai Thành (Thanh Tuấn), biết c🔥ha nhiều năm chịu nỗi oan ngục tù, Võ Minh Luân ôm chặt ông và hát: "Ba hỡi ba ơi, sao bất ngờ như là giấc chiêm bao...". Diễn cùng Bạch Tuyết, Minh Vương khắc họa nét ngây thơ, chất phác của chàng trai nghèo, cùng nỗi đau xót khi anh chứng kiến cha hận thù mẹ vì những hiểu lầm khó lý giải.
Gia Bảo - nhà tổ chức show - cho biết ban đầu, Đời cô Lựu không nằm trong kế hoạch biểu diễn, do Minh Vương ngại tuổi tác đã cao, khó hóa thân thành chàng tr💝ai tuಌổi đôi mươi. Tuy nhiên, khán giả nhiều nơi nhắn tin cho anh, đề nghị bổ sung trích đoạn bởi đây là vai diễn ghi dấu của Minh Vương suốt 40 năm qua, khi ông cùng đoàn cải lương 284 lưu diễn đầu thập niên 1980.
Với Rạng ngọc Côn Sơn (tác giả Xuân Phong), Minh Vương diễn lại nhân vật Nguyễn Trãi - vai kép lão hiếm hoi của ông. Đóng cùngꦡ Ngọc Giàu (vai Thị Lộ), đôi nghệ sĩ chủ yếu ngồi một chỗ ca hát do di chuyển khó khăn. Mỗi lần cất giọng, ông gây xúc động khi truyền tải những tâm tư của nhân vật về thời cuộc, chứng kiến tham quan nhiễu hại dân lành. Đầu những năm 1980, Minh Vương, Ngọc Giàu từng gây tiếng vang với tác phẩm này tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, do cố đạo diễn Đoàn Bá dàn dựng.
Hơn 1.000 khán giả ngồi kín ghế Nhà hát Bến Thành, nán lại sau 0h để cổ vũ Minh Vương ꦇđến tiết mục cuối. Khi chương trình hạ màn, đông đảo người hâm mộ vây 🅺quanh Minh Vương, chụp hình lưu niệm cùng ông. Gia Bảo cho biết chương trình là đêm cải lương hiếm hoi "cháy" vé khi mới công bố cuối năm ngoái.
Theo ban tổ chức, ngoài khán giả TP HCM, miền Tây, hàng trăm người mộ điệu từ Mỹ, châu Âu, Hàn ▨Quốc, Nhật Bản về nước để xem, đặt giữ chỗ trước hàng tháng. Ngồi ở một hàng ghế gần sát sân khấu, khán giả Bích Thủy (42 tuổi) nói đi cùng người bà 90 tuổi, mua cặp vé trước một tháng với giá bốn triệu đồng. Bà của chị Thủy ở Bình Định, nghe Minh Vương làm show nên quyết tâm vào xem, vì "đây chắc là lần đầu và cũng là ✨lần cuối bà được xem ông hát".
"Sau khi xem, tôi mới hiểu Minh Vương và các nghệ sĩ cải lương thời hoàng kim như Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu lại trụ vững tên tuổi lâu đến thế. Chỉ cần cất giọng, họ 𒐪khác biệt hoàn toàn so với số còn lại", khán giả Bích Thủy nói.
Giữa "biển" ho🐬a của người hâm mộ, Minh Vương nói vui "cố gắng hát thêm vài chục năm nữa". "Tôi vẫn là 'em bé Minh Vương'🐭 ngày nào của mọi người thôi", ông xúc động cho biết.
Minh Vương quê Long 🌄An, lên Sài Gòn cùng cha mẹ lập nghiệp từ bé. Mê hát cải lương, ông từng thọ giáo thầy Bảy Trạch, xin làm xách đồ, khuân vác cho các đào kép chính trong đoàn. Sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ năm 14 tuổi, ông bắt đầu đi hát năm 14 tuổi, được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký hợp đồng.
Năm 1967, Minh Vương bắt đầu hát kép chính, đồng thời kết hợp với loạt giọng ca nữ như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Diệu Hiền, từ đó trở thành ngôi sao của đoàn Kim Chung thời bấy giờ. Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự tỏa sáng khi được mời thu thanh, với các đĩa Người tình trên chiến trận, Đường gươm Nguyên Bá, Đêm lạnh chùa hoang, Tiêu Anh Phụng, Tái sanh duyên, Đời cô Hạnh, và nhiều bài tân cổ như: Bông lan, Vườn tao ngộ, Yêu lầm, Phút cuối, Biển tình🐎. Theo đạo diễn Ngọc Giàu, nhiều vai diễn của Minh Vương đến nay trở thành chuẩn mực, chưa tìm được lớp kế cận thay thế.
Mai Nhật