Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 sáng 7/5. Các dịch vụ không thiết yếu khi mở cửa trở lại꧟ phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh, như nhân viên, khách hàng phả🌠i đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.
Trong bối cảnh 21 ngày qua Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng, Thủ tướng đồng ý bỏ giới hạn về số chỗ trên máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy..., nhưng bắt buộc hà🎶nh khách đeo khẩu trang. Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người... được phép tổ chức, khuyến cáo người tham dự đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.
Đánh giá tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực châu Á, Đông Nam Á diễn biến phức tạp, Tꦛhủ tướng nhấn mạnh thông điệp mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và hoạt động kinh tế - xã hội để dần trở lại bình thường.
Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, không để người nhập cảnh lây lan dịch ra cộng đồng. Người ở nước ngoài về đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư có phương thức🗹 cách ly tại chỗ phù hợp.
Ban chỉ đạo chống dịch các cấp được yêu cầu duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất trường hợp dương tính, tiếp xúc gần, kịp thời♛ khoanh vùng, cách ly, dập dịch.
Nhà chứ😼c trách tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng đông người; rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc.
Chính phủ giao ngành y tế tiếp tục kiện toàn năng lực các phòng xét nghiệm Covid-19; cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật, sinh phẩm ꧒chẩn đoán trên thế giới, tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.
Ngành y tế nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí 𓃲khi có trường hợp nghi🍃 ngờ hoặc dương tính.
Thủ tướng yêu cầu các bộ và địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các gói💮 hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, đưa nhanh tiền hỗ t🦋rợ an sinh xã hội đến người bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, chống gian lận.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương 🔯có phương án kêu gọi, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm những tập đoàn, đơn vị trong và ngoài nước đến làm ăn, để tạo "một không khí thu hút phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới".
Về thông quan hàng hóa trên🌃 tuyến biên giới Việt Nam -Trung Quốc, Thủ tướng đ🦹ồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế, cân nhắc cẩn trọng để mở lại, bảo đảm quy trình kiểm soát phòng, chống dịch bệnh.
"Tuy nhiên, chỉ khôi phục các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu của Việt Nam và hàng nguyên liệu cấp thiết cho sản xuất trong nướꦗc", Thủ tướng chỉ đạo.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được giao khẩn trương hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông điểm đến an toàn, đẩy mạnh du lịch nội địa. 🤪Đơn vị này chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.
Tại♉ cuộc họp sáng 6/5, Ban chỉ đạo quốc gia ch🍌ống Covid-19 thống nhất đề xuất mở cửa dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường, karaoke.
Trước đó ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị 19, cho phép các địa phương khôi phục sản xuất, kinh doanh,💖 nhưng vẫn hạn chế nhập cảnh và đình chỉ dịch vụ không thiết yếu để phòng dịch bệnh.