Rời phòng phẫu thuậ🐭t với đôi môi đã lành lặn, lỗ mũi đã được sửa đẹp hơn, nụ cười hứa hẹn sẽ dần trở lại trọn vẹn với✃ cậu bé "Đằng sau nụ cười" Tà Yên Nghiệp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết ca mổ kéo dài do gặp một số khó khăn trong quá trình mổ. Đây là loại🅠 hở vòm rất rộng, hiếm gặp trong số các bệnh nhân mà bệnh viện đã mổ. Bệnh ﷺnhi lại có cơ địa suy dinh dưỡng, 10 tuổi nhưng chỉ cân nặng 16 kg khiến ê kip mổ đứng trước nhiều thử thách.
"Khe hở 🔴vòm quá lớn mà kích thước của vạt lại nhỏ, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật cắt một đường hầm x🥃ương để di chuyển cuốn꧑g mạch máu nuôi vạt khẩu cái. 𝔉Vòm rộng muốn đóng kín thì phải có hai cái vạt hai bên đủ rộng đ💜ể khi kéo vào nhau đủ che được khoảng trống", bác sĩ Đẩu phân tích.
Lần mổ đầu tiên cách đây 3 tháng nhằm đóng khe hở môi, sửa hai cánh mũi cho kết quả khá tốt nhưng đáng tiếc khi về nhà bệnh nhi té ngã nhiều lần khiến vùng mꦏiệng tổn thương, phần răng nhô ra, môi không dính kín. Điều này khiến các bác sĩ ngoài chuyện vá vòm phức tạp còn phải tốn nhiều thời gian hơn để💃 chăm chút sửa môi.
Theo bác sĩ Đẩu, thông thường trẻ dị tật sứt mô🐻i hở vòm được mổ môi lúc 3-6 tháng tuổi, mổ vòm lúc 12-18 tháng. Tà Yên Nghiệp nay gần 10 tuổi, thể trạng suy dinh dưỡng nên mổ rất dễ nhiễm trùng, 🐠vết mổ khó lành. Bệnh nhi bị sứt môi hai bên mà lâu ngà𝓰y không mổ, vậ𝓀n động cười nói hàng ngày làm cho hai khe hở rộng dần ra, mấu xương phía trước ngày càng xếch lên nên răng chìa ra rất nhiều, dẫn đến mức độ biến dạng khuôn mặt cũng nh♛ư vòm bê🎉n trong ở mức độ khá nặng.
"Nhiều thử thách đặt ra nhưng với sự chuẩn bị chu đáo của c✱ả ê kíp mổ, phương tiện hỗ tꦛrợ và phối hợp của đội ngũ gây mê hồi sức nhiều kinh nghiệm của bệnh viện nên mọi khó khăn đều vượt qua trong tầm kiểm soát", bác sĩ Đẩu nhận định.
Sau mổ, thay vì ăn♐ uống bình thường, bệnh nhi được đặt ống nuôi ăn đi từ mũi xuống dạ dày. Điều n💝ày giúp thức ăn không đọng lại ở khe kẽ vùng mổ, tránh nhiễm trùng. Việc ăn uống sẽ thuận tiện hơn vì vùng mổ ở miệng rộng nên hậu phẫu rất đau đớn,༺ dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng để có thể phục hồi nhanh. Dự kiến bé sẽ được cắt chỉ, xuất viện sa🍨u 7 ngày.
Ca mổ đóng kꩵín vòm lần này sẽ giúp tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cả🍒i thiện nhiều, tránh được các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, thức ăn không sặc vào đường thở, chất tiế🔥t ra của mũi không chảy trực tiếp xuống đường hô hấp mà nó được bảo vệ. Riêng tiếng nói, ở những trẻ mổ từ bé, đến khi tập nói thì vết mổ đã lành lặn nên dễ dàng đạt được tiếng nói hoàn khảo. Bé Nghiệp mổ khi đã lớn tuổi nên sau này cần phải có chương trình tập nói để có được tiếng nói trọn vẹn hơn.
Bé Tà Yên Nghiệp người dân tộc Raglai ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, là nhân vật trong bức ảnh "Đằng sau nụ cười" nhận giải đặc biệt Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress 2014, từng lay động hàng triệu trái tim. Cậu bé bẩm sinh hở hàm ếch nặng, bị bạn bè xa lánh chê là "quỷ". Những nhà hảo tâm đã tìm 🍌cậu bé đưa về TP HCM điều trị𓄧.
Lê Phương