Bác sĩ chỉ định nội soi tán sỏi qua da cho bệnh nhân. Do khối sỏi lớn, chị Lê phải nằm viện để tán nhiều lần, kể từ tháng ܫ6 đến nay.
Để tán sỏi qua da, các bác sĩ rạch một vết rạch nhỏ khoảng một cm tại vùng lưng của bệnh nhân, sau đó nong một đường hầm nhỏ qua da vào đến thận, tiếp xúc với viên sỏi. Ống nội soi thận được đặt vào đường hầm để bác sĩ tán sỏi thành mảnh vụn nhỏ 🌱và hút ra ngoài. Nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp ít sang chấn, thay thế cho mổ mở.
Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết ngày nay y học phát triển nên dễ dàng phát hiện sỏi thận, sỏi tiết niệu để điều trị sớm. Sỏi tiết niệu chiếm 45-50% bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Nam mắc sỏi nhiều hơn nữa (60:40), tuổi thường gặp là 30-60. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi dẫn đến những biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, viêmಌ thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn...
Theo bác sĩ Sơn, nhiều người bệnh không điều trị dùng lá thuốc theo cách chữa dân gian khiến tình trạng nặng hơn. Mới đât một nam bệnh nhân 52 tuổi ở Sơn La đến viện muộn sau một thời♛ gian uống thuốc lá dài khiến nhu mô thận giãn, quả thận teo đi, chức năng thận giảm 50%.
"Bệnh nhân đến viện khi đi tiểu ra sỏi, bác sĩ kiểm tra phát hiện khối sỏ𝄹i vỡ ra thành mảnh chạy khắp thận gây tắc nghẽn. Có người bị suy thận, chứ🅷c năng thận hỏng, phải ghép thận", bác sĩ Sơn nói.
Nguyên nhân hình thành sỏi gồm: Rối loạn chuyển hóa gây tăng canxi máu và canxi niệu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc hẹp đường tiết niệu mắc phải gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi. Đa số trường hợp sỏi canxi không rõ nguyên nhân, một số tăng canxi do chế độ ăn uống, bệnh lý như mất nước, nằm bất động lâu. Có người bị tăng canxi niệu gây sỏi hoặc cường tuyến c💜ận giáp, hạ phospho.
Phó giáo sư Đ🙈ỗ Trường Thành, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, xuống bàng quang và bệnh nhân có thể đi tiểu ra ngoài. Sỏi cũng có thể gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận và suy chức năng thận có sỏi. Lâu ngày, sỏi đài bể thận sẽ gây biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, ứ n🌺ước, ứ mủ thận, áp xe thận, suy thận...
Dấu hiệu bệnh thường gặp là đau âm ỉ thắt lưng, tiểu ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu. Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân sốt cao 38-39 độ C, thận to đau, nước tiểu đục và đôi khi sốc nhiễm trùng, vã mồ hôi, n💜ổi vân tím toàn thân, tụt huyết áp.
Để phòng và theo dõi sau điều trị ♎sỏi thận, người bệnh uống trên 2 lít nướ🐓c mỗi ngày, hạn chế thức ăn nhiều canxi, oxalate như sữa, phomat... Bệnh nhân cần khám định kỳ nhằm phát hiện sỏi thận tái phát hoặc các biến chứng, di chứng sau can thiệp.
Ngày 3/8, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn miễn phí về bệnh lý sỏi tiết niệu, u tuyến tiền liệt, nhằm giúp người dân phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý: Sỏi niệu quản - bàng quang; Sỏi thận đơn thuần và sỏi san hô phức tạp; U phì đại lành tính tuyến tiền liệt; Ung thư tuyến tiền liệt... Đăng ký qu♋a tổng đài 19001902. |