Ngày 29/12, nữ nhân viên tên Zhang, sinh năm 1998, làm việc tại công ty thương mại điện tử Pinduoduo, qua đời ở tuổi 22. Cô làm việc liên tục nhiều giờ liền vào ban đêm và chết trên đường về nhà cùng đồng nghiệp lúc 1h30 sáng. Zhang là nạn nhân của văn hoá 996 (làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần). 10 ngày sau, một kỹ sư họ Tan làm việc cho Pinduoduo nhảy lầu tự tử tại nhà riêng. Theo Global Times, cái chết c🌸ủa Tan có liên quan đến văn hóa làm việc "996".
Nhiều người đã kêu gọi tẩy chay văn hoá làm việc này nhưng cũng không ít người ủng hộ. Ý kiến ủng hộ c🌠ho rằng đây là cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Những người phản đối thì nói "996 là minh chứng cho sự méo mó của thị trường. Các công ty Internet giàu lên nhanh chóng bằng việc bóc lột sức lao động thay vì đổi mới công nghệ".
Di chứng của giai đoạn bùng nổ Internet
Mọi việc bắt đầu vào một ngày đầu đông cách đây 7 năm. Cheo Hao, một kỹ sư có tiếng trong giới lập trình viên Trung Quốc lúc bấy giờ, đầu quân về Alibaba. Nhóm của anh dự định phát triển một công cụ nhắn tin cạnh tranh với WeChat đang ngày càng lớn mạnh. "Một kế hoạch làm việc 6 ngày trong tuần, ngay tại trụ sở chính của Alibaba tại Hàng Châu được thông qua. Nhân viên phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối hàng ngày", Cheo kể lại với tạp chí Sanlian Life Weekly. Khi ấy, những người trong công ty gọi tắt "sáng kiến" này là 969, sau đó được đổi lại thành 996 - th♒uật ngữ phổ biến đến ngày nay🦋.
Thời điểm đó, Chen Hao là trưởng nhóm trong bộ phận kinh doanh của Alibaba. Số người anh trực tiếp quản lý khoảng 30 - 40 người. Sau ba tháng liên tục làm "điên cuồng". Chen nghỉ việc vì không thể chịu đựng thêm. Nhưng mô hình 996 vẫn duy trì và lan rộng khắp các công ty công nghệ Trung Quốc. Một số công ty Internet nổi lên trong vài năm qua, như ByteDane, Meit൩uan, Pinduoduo, đều áp dụng mô hình này như luật bất thành văn với người lao🍨 động.
Ngày 11/4/2019, trong một sự kiện nội bộ của Alibaba, Jack Ma tuyên bố: "996 là mô hình may mắn của tập đoàn". Ông cho rằng còn trẻ mà khô⛦ng làm việc chăm chỉ thì khi nào nhân viên mới cống hiến cho công ty và khi nào ꦐmới có thành tựu.
Tháng 9/2020, chủ tịch Jia Guolong của Xibei viết trên mạng xã hội: "996 không là gꦕì cả. Chúng tôi có cả 715 - làm việc 7 ngày trong tuần, mỗi ngày không dưới 15 tiếng".
Một tháng sau, trong ngày lễ kỉ niệm 5 năm thành lập công ty, chủ tịch Huang Zheng của Pinduoduo đã khuyến khích tất cả nhân viên bắt đầu mô hình "làm việc tuần và siêu tuần" - làm việc 7 ngày trong tuần và 6 ngày trong "siêu tuần". Như vậy, nhân viên Pinduoduo phải làm việc liên tục trong 13 ngày, không dưới 10 giờ một ngày và trên 300 giờ🐲 🥂mỗi tháng.
"Văn hoá sói" trở thành thuật ngữ nói về làm việc chăm chỉ để vươn lên của người lao động trong những công ty công nghệ ở Trung Quốc. Không chỉ thời gian làm thêm bị kéo dài, quyền vệ sinh của họ cũng bị tước đoạt. People Magazine mô tả: "Có hàng nghìn người trong mỗi tầng của tòa nhà văn phòng Pi🍰nduoduo, nhưng họ chỉ có 8 toilet. Nhân sự thậm chí còn cài bộ đếm giờ ngoài nhà vệ sinh để rút ngắn thời gian cá nhân củ♊a nhân viên".
Hiệu ứng rạp hát trong các công ty Internet
Văn hoá 996 "lây lan" chóng mặt trong các công ty Internet Trung Quốc như hiệu ứng rạp hát. Hãy tưởng tượng mọi người cùng ngồi trong một rạp hát. Người đầu tiên ở hàng ghế thứ hai đứng lên xem, kéo♑ theo toàn bộ những người phía sau đứng dậy. Việc đứng xem có thể không thoải mái, nhưng một khi đã thành hiệu ứng dây chuyền, người không muốn cũng phải đứng nếu muốn xem tiếp.
Văn hoá 996𝓀 cũng thế. 🦩Khi một công ty áp dụng mô hình làm việc này và đạt được những thành quả nhất định. Các công ty khác sẽ bắt chước, thậm chí biến tấu thành 007 - làm việc thâu đêm suốt sáng 7 ngày trong tuần.
Ẩn trong văn hoá làm việc điên cuồng trên là cơ chế khuyến khích nhân viên làm thêm giờ. Không chỉ lương, nó còn là lợi ích sát sườn của nhân♚ viên, như cung cấp bữa sáng, bữa tối miễn phí. Các ông chủ biến 996 thành một điều may mắn của người lao động, để khuyến khích họ làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, văn hoá mật ngọt, tư tưởng cống hiến hết mình vì một tương lai tốt đẹp đã tạo ra những cái chết trẻ.
Khi số lượng nh𝐆ân viên đột tử vì làm việc quá sức trong các công ty Internet xảy ra liên tục, người ta phản đối văn hoá 996 mạnh mẽ. Nhưng thực tế chẳng có cuộc biểu tình nào. Luật pháp Trung Quốc cũng không thể quy kết 996 là bóc lột sức lao động bởi nó nằm trong "thoả thuận mở rộng" giữa chủ lao động và người làm. Người lao động có thể làm thêm tới 9h tối với lương cao ngất hoặc ra về lúc 5h chiều với thu nhập cơ bản. Khi công ty cơ cấu lại nhân sự, những người chăm chỉ hơn, được việc hơn có cơ hội ở lại hoặc thăng tiến hơn.
Khương Nha