Tại Diễn đàn "Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp" diễn ra hồi tháng 8 ở Hà Nội do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ tổ chức, chuyên gia cho biết tại các khu vực nông thôn, khoảng 80% phụ nữ tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Với những hiểu biết vốn có về đất đai, cây trồng, cùng kinh nghiệm từ các thế hệ trước truyền lại và sự sáng tạo, phụ nữ có thể☂ phát huy tối đa khả năng của mình trong nền nông nghiệp hiện đại nếu được tiếp cận các kiến thức mới cũng như được khích lệ, trao cơ hội.
Chị Mai Thị Nhung (Cư Kuin, Đắk Lắk) bắt đầu canh tác cà phê sau khi lập gia đình. Nhà chị sở hữu vườn cà phê rộng 2 ha, nhưng sau nhiều năm gắn bó cùng vườn ꦜcây, chị nhận thấy năng suất và chất lượng cà phê không cao. Chị lý giải, có thể do duy trì cách trồng theo tập quán cũ nhiều năm. "Phụ nữ ở nông thôn ít khi được tiếp xúc những cái mới, kiến thức chăm sóc cà phê cũng hạn chế", chị Nhung chia sẻ.
Từ khi tham gia chương trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang mô hình canh tác cà phê bền vững theo hướng tái sinh của Nescafé Plan, chị đã biết cách cải tạo vườn cà phê và áp dụng phương pháp canh tác mới để có năng suất cao hơn. Nhờ được tiếp cận với các nguồn lực sản xuất và phương pháp canh tácꦕ tái sinh, vườn cà phê của gia đình chị vừa tiết kiệm nước tưới, phân bón, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, vừa giúp tăng thu nhập đáng kể.
"Vườn cà phê 2 ha hiện nay đã cho năng suất cao gấp 1,5 lần, lại có thêm nguồn thu từ hồ tiêu, sầu riêng trồng xen canh. Tổng thu nhập gấp 3 lần so với trước đây", ngư🍷ời phụ nữ này cho biết.
Nhờ tham gia Nescafé Plan, áp dụng phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh, vườn cà phê của gia đình chị Mai Thị Nhung đã cho năng suất cao và ổn định hơn.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, chị cꦐho rằng, những kiến thức tích lũy từ các khóa đào tạo hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi canh tác theo mô hình nông nghiệp tái sinh mới thực sự giá trị. Nhờ được cung cấp các cây giống chất lượng cao, có khả năng khángꦑ sâu bệnh, cùng với sự hướng dẫn từ các kỹ sư nông nghiệp của chương trình, tham gia những chuyến tham quan nông trại cà phê kiểu mẫu, chị đã dần thay đổi tư duy làm nông, từ việc chỉ tập trung vào lợi nhuận sang hướng tới canh tác có trách nhiệm.
Nhờ tham gia chương trình, chị Nhung đã biết linh hoạt áp dụng các giải pháp tưới tiêu phù hợp nhằm giảm lượng nước tưới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất của vườn cà phê. Đơn cử, bằng cách tận dụng chai nhựa rỗng úp ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, chị có thể đoán được độ ẩm của đất. Khi không còn nước ngưng tụ trong vỏ chai, chị biết được cây cà phê đang "khát" và cần được tưới. Để đo lượng nước mưa trên vườn cà phê, chị sử dụng vỏ lon sữa bò rỗng chôn xuống đất, và điều chỉnh lượng nước tưới trong suốt mùa khô. Nếu vỏ lon chứa 1/6 lượng nước mưa, tức là cây cà phê gần đó đã tiếp nhận đủ nước. Những vật dụng được sử dụng hầu hết cũng có sẵn trong các gia đình, giúp chị em tiết kiệm nhiều chi phí.
Người phụ nữ có hơn 30 năm kinh nghiệm canh tác nông nghiệp, sau khi tham gia Nescafé Plan, được thu nhận nhiều điều mới mẻ trong chính lĩnh vực tưởng như đã quá quen thuộc với chị. Theo chị, kiến thức được cập nhật liên tục là chìa khóa để những phụ nữ như chị tự tin làm chủ, phát triển vườn cà phê cho năng suꦉất ổn định.
Nescafé Plan là sáng kiến toàn cầu của tập đo💞àn Nestlé được triển khai từ năm 2010 tại 💛các quốc gia là vùng trồng cà phê trọng điểm trên thế giới nhằm mục tiêu mang lại những giá trị bền vững cho người nông dân trồng cà phê, cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu triển khai năm 2011, Nestlé Việt Nam đã tích cực đưa ra những giải pháp mang lại kết quả cụ thể nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nꦿam. Chương trình còn khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, tạo điều kiện cho nhiều chị em nắm giữ vị trí trưởng nhóm nông dân, giúp họ nâng cao năng lực, trình độ canh tác, tạo cơ hội để phát triển bản thân cũng như làm chủ kinh tế trong gia đình, hỗ trợ cộng đồng cùng phát triển.
Đến hết năm 2023, chương trình đã xây dựng và đào tạo đội ngũ gồm 274 trưởng nhóm nông dân, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ. Theo ông Phạm Phú Ngọc, Quản lý chương trình Nescafé Plan, Công ty Nestlé Việt Nam, chương trình thu hút s🅺ự quan tâm của đông đảo nông dân nữ. "Các nữ nông dân ngày càng coi trọng với việc tự nâng cao kiến thức bản thân, qua đó giúp nhóm này nhận thức rõ vai trò trong việc xây dựng kinh tế nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững", ông Ngọc cho biết.
Chị Nguyễn Thị Trang (Đăk Rlấp, Đắk Nông) là nhóm trưởng của m🔯ột nhóm gồm hơn 90 nông dân. Thời gian qua, chị cùng những♈ kỹ sư nông nghiệp của Nescafé Plan tận tình hướng dẫn các thành viên trong nhóm nhiều kỹ thuật canh tác như làm cỏ bằng thủ công hoặc máy cắt cỏ, sau đó tận dụng cỏ dại, vỏ cà phê ủ phân hữu cơ, phân vi sinh tăng độ mùn, giữ ẩm cho đất. Nhờ đó, vườn cà phê tiết kiệm được 50% nước tưới, giảm 20 - 30% lượng phân bón vô cơ, không cần sử dụng thuốc trừ cỏ.
Chương trình còn mở ra cơ hội kết nối và tiếp cận với quy trình sản xuất, chế biến cà phê hiện đại, bền vững cho nhiều hộ nông dân. Vừa qua, chị Nhung và chị Trang là 2 trong 50 nông dân xuất sắc thuộc chương trình, được tới thăm quan nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Chuyến tham quan là dịp để các nữ nông dân hiểu rõ hơn về hành trình của hạt cà phê, từ lúc được ươm trồng, thu hoạch, chế biến đến khi tạo thành các sản phẩm và được xuất khẩu tới 30 thị trư𝕴ờng trên toàn cầu, trong đó có những thị trường yêu cầu cao như châu Âu, Nhật Bản, Hàn 🐟Quốc, Mỹ...
Tại đây, các ch༒ị đượღc mở mang thêm nhiều thông tin mới như 100% bã cà phê được sử dụng làm viên năng lượng sinh khối, cát thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được sử dụng làm gạch không nung; bùn thải cà phê dùng làm phân vi sinh...
Chứng kiến dây chuyền sản xuất hiện đại và được biết hạt cà phê từ nương rẫy của mình sau khi được chế biến sẽ được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, chị Trang lại có thêm động lực gắn bó với nghề, hiểu hơn về giá trị của cây cà phê mình đã trồng cܫũng như vai trò của những người nông dân trong chuỗi giá trị của hạt cà phê Việt. "Nhờ chuyến tham quan, tôi thêm tin tưởng vào bản thân, từ đó, tích cực tuyên truyền cho nhiều chị em khác cùng tham gia phát triển mô hình canh tác cà phê bền vững", chị Trang nói.
Chia sẻ về kế hoạch tương lai, chị Mai Thị Nhung cho biết, từ một người làm nông chỉ biết đến lợi nhuận cá nhân, giờ đây, chị đã hướng đến cộng đồng nhiều hơn với mong muốn tạo ra nhiều giá trị và lợi ích chung thô♋ng qua việc nhân rộng mô hình nông nghiệp bền vững. Người phụ nữ hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng cà phê mong mỏi sẽ lan tỏa được những kiến thức, kỹ năng về nông nghiệp tái sinh cho thật nhiều những hộ nông dân khác để giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.
"Hơn 30 năm sống cùng cây cà phওê, được chứng kiến hành trình hạt cà phê lớn lên trên mảnh đất quê hương và trở thành thành phẩm tới nhiều vùng đất mới, tôi thêm tự tin về con đường đã chọn. Mong rằng các chị em sẽ ngày càng làm chủ bản thân cũng như làm chủ mô hình canh tác mà mình đã gắn bó", chị Nhung bày tỏ.
Nội dung: Lâm Anh | Ảnh: Nestlé| Thiết kế: Hằng Trịnh